Xung quanh căng thẳng ngoại giao Mỹ - Ê-cu-a-đo
TCCS - Ngày 5-4-2011, Ê-cu-a-đo trục xuất Đại sứ Mỹ Hốt-giơ tại thủ đô Ki-tô do liên quan tới thông tin tình hình nội bộ nước này bị rò rỉ từ Wi-ki-lic. Để đáp trả, ngày 7-4, Mỹ trục xuất Đại sứ Ê-cu-a-đo Lu-i Ga-le-gốt tại Oa-sinh-tơn. Những động thái ngoại giao trên đã gây sóng gió trong quan hệ của hai quốc gia Nam Mỹ, ảnh hưởng kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại song phương Mỹ - Ê-cu-a-đo dự kiến diễn ra vào tháng 6 năm nay.
Vụ việc bắt đầu từ khi báo En-Pai (El País) của Tây Ban Nha được Wi-ki-lic cung cấp đã đăng tải một bức điện của Đại sứ Mỹ Hốt-giơ tại Ê-cu-a-đo, gửi ngày 10-7-2009, báo cáo về tình hình tham nhũng trong lực lượng cảnh sát Ê-cu-a-đo. Báo cáo cho rằng Tổng thống Ê-cua-đo Ra-fa-en Co-re-a mặc dù biết rõ Tướng Hu-ta-đô có liên quan đến tham nhũng nhưng vẫn bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Cảnh sát quốc gia để dễ dàng “điều khiển” ông Hu-ta-đô và ngành cảnh sát. Sau khi bức điện được công bố, Ngoại trưởng Ê-cu-a-đo Ri-cac-đô Pa-ti-nô đã triệu Đại sứ Mỹ tại Ê-cu-a-đo để làm rõ thông tin trên. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ cho rằng đó là “những văn bản bị đánh cắp” nên “không cần thiết phải giải thích gì thêm”. Ngày 6-4, Viện Kiểm sát Ê-cu-a-đo đã mở một cuộc điều tra và thẩm vấn năm sĩ quan bị nêu tên trong báo cáo vì thực trạng tham nhũng trong ngành cảnh sát Ê-cu-a-đo từng được chính Tổng thống Ê-cu-a-đo Co-re-a thừa nhận. Tuy nhiên, chính quyền Ê-cu-a-đo phản ứng mạnh với bức điện của bà Hốt-dơ vì cho rằng những nhận định của đại sứ Mỹ về mục đích của Tổng thống Co-re-a khi bổ nhiệm ông Hu-ta-đô là mang tính “chủ quan” và “dối trá”. Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Ê-cu-a-đo Ri-cac-dô Pa-ti-nô khẳng định nội dung trong bức điện là vô trách nhiệm và sai sự thật, đồng thời cho biết, bà Hốt-giơ nhận được yêu cầu rời Ê-cu-a-đo vì không thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng về những thông tin từ Wi-ki-lic cũng như từ chối chuyển cho phía Ê-cu-a-đo những chi tiết liên quan. Về phần mình, Tổng thống Co-re-a cho rằng không thể chấp nhận việc Đại sứ Mỹ thản nhiên nói về những hoạt động gián điệp tại đất nước Ê-cu-a-đo. Theo ông, nội dung bức điện tín ngoại giao mà Wi-ki-lic phát tán "chứa đựng một loạt thông tin chỉ có lực lượng cảnh sát mới biết, điều đó chứng tỏ những người này (người Mỹ) đã xâm nhập vào lực lượng vũ trang và cảnh sát". Dư luận đã có những ý kiến trái chiều về vụ việc. Dư luận trong nước Ê-cu-a-đo cho rằng nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát là thực tế mà ai cũng biết. Tuy nhiên, những cáo buộc của Đại sứ Mỹ nhắm vào Tổng thống Co-re-a và Tướng Hu-ta-đô lại không mang tính khách quan. Việc Tổng thống Co-re-a bổ nhiệm Tướng Hu-ta-đô đứng đầu ngành cảnh sát Ê-cu-a-đo nằm trong kế hoạch cải tổ lực lượng cảnh sát và vũ trang nước này sau những tai tiếng bị dư luận chỉ trích. Công cuộc cải tổ bắt đầu bằng việc cắt đứt quan hệ phụ thuộc của các đơn vị tình báo trong lực lượng cảnh sát với Đại sứ quán Mỹ, đặc biệt là Đơn vị Điều tra đặc biệt – UIES. UIES được thành lập năm 1985 để đối phó với các tổ chức chống đối có vũ trang, thực hiện các chiến dịch bí mật chống các nhóm hoạt động xã hội, nhân quyền, công đoàn và các đối thủ chính trị. Trước năm 2009, Mỹ tài trợ kinh phí hoạt động cho UIES dưới danh nghĩa “viện trợ cho hoạt động chống buôn bán ma túy” và hoàn toàn theo hình thức “thỏa thuận miệng”. Vì vậy, UIES cũng như một số đơn vị tình báo khác của các lực lượng vũ trang Ê-cu-a-đo thường chịu sự chỉ đạo của các nhân viên Đại sứ quán Mỹ. Do đó, dư luận cho rằng những nhận định tiêu cực của Đại sứ Mỹ về Tướng Hu-ta-đô xuất phát từ việc ông này đã đề nghị giải tán UIES, cách chức hàng loạt nhân viên, trong đó có ba sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang có liên hệ chặt chẽ với Oa-sinh-tơn. Hơn nữa, Mỹ không ủng hộ Tổng thống Co-re-a có tư tưởng chống Mỹ khi quyết định từ chối cho Oa-sing-tơn tiếp tục thuê căn cứ quân sự Man-ta và loại trừ khả năng ký kết Thỏa thuận Tự do thương mại song phương. Hiện nay, Mỹ không công khai chống đối chính phủ của Tổng thống Co-re-a nhưng lặng lẽ gây ảnh hưởng trong nội bộ chính phủ nhằm vô hiệu hóa những quan chức có tư tưởng chối bỏ sự kiểm soát truyền thống của Mỹ. Một số ý kiến khác cho rằng quyết định trục xuất Đại sứ Mỹ của Tổng thống Co-re-a mang tính cá nhân và có động cơ chính trị trước cuộc trưng cầu dân ý thay đổi Hiến pháp sắp diễn ra tại nước này.
Dù xuất phát từ động cơ, mục đích nào đi chăng nữa thì căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Ê-cu-a-đo lần này đẩy quan hệ hai nước đối diện với nhiều thách thức mới. Ngày 14-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sác-lơ Lu-o-ma Âu-vơ-xơ-trít tuyên bố nước này quyết định hoãn vô thời hạn cơ chế đối thoại song phương với Ê-cu-a-đo được thiết lập năm 2008 nhằm thảo luận về các vấn đề thương mại, đầu tư và người nhập cư. Trong khi đó, quốc hội Mỹ cũng bắt đầu thảo luận việc đình chỉ mọi chương trình hợp tác và viện trợ với Ê-cu-a-đo (năm 2010, Mỹ viện trợ trên 70 triệu USD cho Ê-cu-a-đo để giúp nước này về các lĩnh vực quân sự, cuộc chiến chống ma túy và tội phạm xuyên quốc gia, cải thiện dân chủ, phục vụ tăng trưởng kinh tế, chống khủng bố); chưa gia hạn cho Ê-cu-a-đo cơ chế ưu đãi thuế quan, Luật Khuyến khích thương mại và Bài trừ ma túy (ATPDEA, bắt đầu từ 1991 và gia hạn hàng năm). Để đối phó, Ê-cu-a-đo đã công bố một số biện pháp phòng ngừa như tăng ngân sách cho một số công ty dầu khí nhà nước, mở tín dụng ưu đãi cho một số nhà xuất khẩu tư nhân, tìm kiếm những đối tác mới, đặc biệt từ Trung Đông./.
Hội thảo khoa học "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn đề đặt ra ở Đồng Nai"  (22/04/2011)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp đoàn cựu tù chính trị, tù binh huyện Bình Chánh  (22/04/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La  (22/04/2011)
"Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thủy điện Sơn La"  (22/04/2011)
Mỹ: Bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng  (22/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên