Phát động cuộc thi “Ký ức Điện Biên”
Tới dự có đồng chí Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí trong thường trực Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và đông đảo lãnh đạo các tỉnh, thành Hội trong cả nước.
Tại lễ phát động, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: Cuộc thi nhằm động viên, khuyến khích các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu dân công hỏa tuyến và tất cả những ai đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ghi lại hoặc kể lại những hồi ức về những câu chuyện, những sự kiện, những con người và chiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua những dòng hồi ức, ghi chép đó góp phần khơi dậy lòng tự hào của Cựu chiến binh và của cả dân tộc Việt Nam về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Nội dung cuộc thi viết tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, thể hiện ở sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí sáng tạo, không ngại gian khổ, hy sinh của những người trực tiếp tham gia trong chiến dịch; tình cảm quân dân gắn bó, sắt son; những tấm gương trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; cứu chữa thương bệnh binh; tình cảm hậu phương; tinh thần quốc tế…
Thể lệ cuộc thi quy định rất rõ, mỗi tác giả tham gia cuộc thi không được gửi quá 3 bài, các bài dự thi phải là bài chưa sử dụng trên các sách, báo, tạp chí nào, dung lượng tối đa 3.000 từ, khuyến khích đánh máy và in trên giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại của tác giả (những thông tin này được bảo mật); nếu nghe kể lại thì phải ghi rõ nguồn gốc thông tin (theo lời kể của ai, địa chỉ, số điện thoại của người kể…). Nội dung bài dự thi không được sao chép, nếu trích dẫn để minh họa phải có chú thích rõ ràng; nếu vi phạm về bản quyền sẽ bị hủy bài dự thi hoặc hủy giải thưởng trong trường hợp đoạt giải. Giải thưởng cuộc thi bao gồm: 1 giải nhất 10.000.000 đồng; 5 giải nhì (7.000.000 đồng/giải); 10 giải ba (4.000.000 đồng/giải) và 35 giải khuyến khích (1.000.000 đồng/giải).
Thời gian nhận bài bắt đầu từ ngày 7-5, và hạn cuối cùng nộp bài dự thi về Ban Tổ chức là ngày 28-2-2014 (căn cứ vào dấu Bưu điện). Lễ tổng kết và trao thưởng cho những người đoạt giải trước ngày 7-5-2014 tại Trụ sở Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Sau tổng kết cuộc thi, Ban Tổ chức chọn 100 bài in 2 tập sách, mỗi tập 2.000 cuốn để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nơi nhận bài dự thi: Chương trình phát thanh Cựu chiến binh, Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, số 41-43 Bà Triệu, Hà Nội. Điện thoại: 0438246787; Fax: 0439342724; Email: cuuchienbinhvov2@gmail.com
Ngoài bì thư ghi rõ: “Bài dự thi Ký ức Điện Biên”. Ban Tổ chức khuyến khích bài dự thi gửi thêm qua hộp thư điện tử (email) hoặc fax theo địa chỉ trên./. |
Tri ân các liệt sỹ nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (08/05/2013)
Nhân lên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc  (08/05/2013)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần 7  (08/05/2013)
Điện mừng Liên minh Mặt trận Quốc gia Malaysia  (08/05/2013)
Diễn đàn Xao Pao-lô: Vì sự đoàn kết và liên kết Mỹ La-tinh  (07/05/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay