Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về kiều hối năm 2012
Báo cáo cho biết lượng kiều hối nhận được trong năm 2012 của 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần lượt là Philippines 24,45 tỷ USD; Việt Nam 10 tỷ USD; Indonesia 7,2 tỷ USD; Thái Lan 4,12 tỷ USD; Malaysia 1,27 tỷ USD, Myanmar 0,56 tỷ USD; Campuchia 0,25 tỷ USD, Lào 0,11 tỷ USD; Singapore và Brunei không có con số được thông báo.
Trong các nước nói trên, nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất ASEAN là Indonesia nhận được 7,2 tỷ USD, tương đương khoảng 1% GDP, từ khoảng 6,5 triệu lao động nhập cư ở nước ngoài. Còn Philippines đứng đầu Đông Nam Á với 24,45 tỷ USD và đứng thứ ba thế giới về kiều hối, sau quán quân Ấn Độ (69,35 tỷ USD) và Trung Quốc (60,24 tỷ USD).
Cũng theo WB, trong năm 2012, lao động nhập cư từ các nước đang phát triển đã gửi về nước một lượng tiền kỷ lục 401 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2011. Nếu tính cả lượng tiền gửi về các nước phát triển thì lượng kiều hối trong cùng kỳ cũng đạt mức kỷ lục 541 tỷ USD, tăng 239% so với con số tương ứng 132 tỷ USD năm 2000.
Kiều hối của các quốc gia Đông Nam Á đạt tổng cộng 47,96 tỷ USD, tăng 8,43% so với 44,23 tỷ USD năm 2011, song thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục 109 tỷ USD trong cùng kỳ của các quốc gia Nam Á.
Nhà kinh tế trưởng WB, Kaushik Basu trong giới thiệu về Chương trình “Quan hệ đối tác kiến thức toàn cầu về di cư và phát triển” (KNOMAD) của thiết chế tài chính toàn cầu này đã nói rằng di cư và kiều hối là một nguồn sống quan trọng cho hàng triệu người, và đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia./.
Một thị trấn của Anh vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (29/04/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-4-2013  (29/04/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên