Lợi trước mắt, hại lâu dài
15:55, ngày 11-03-2013
TCCSĐT - Bất đồng quan điểm giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ về kế hoạch tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước đã đẩy chính phủ nước này vào tình trạng phải chấp nhận bị cắt giảm ngân sách đồng loạt từ ngày 1-3 vừa qua.
Trong thực chất, cả hai đảng này đã đẩy nhau cùng sa vào cái bẫy về pháp lý do chính họ đặt ra. Cả hai đều nhằm vào cái lợi trước mắt mà bất chấp tác hại về lâu dài đối với chính họ và cả nước Mỹ. Sai lầm là ở chỗ bên này kỳ vọng bên kia vì thế rồi sẽ phải nhượng bộ.
"Vách đá tài chính" là khái niệm về tình trạng này. Nó là tác động của bộ luật được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) ban hành ngày 2-8-2011 nhằm đổi việc giảm ngân sách về lâu dài, cụ thể là trong thời gian 10 năm, để đổi lấy việc nâng mức trần về nợ mới nhằm bảo đảm chi tiêu cho hoạt động của cả bộ máy nhà nước. Theo luật này, chỉ riêng trong năm 2013, mức độ cắt giảm chi tiêu ngân sách bắt buộc là 85 tỷ USD và tổng cộng 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới. Việc tiết kiệm đồng loạt và bắt buộc này sẽ tự chấm dứt khi hai đảng trong Quốc hội đạt được thỏa thuận về kế hoạch tiết kiệm chi tiêu cụ thể.
Cái lợi mà cả hai đảng này đều cho rằng có được từ tình trạng hiện tại là có thể đổ vấy trách nhiệm cho nhau và qua đó đảng này kỳ vọng hạ thấp uy tín của đảng kia trước cử tri. Ai cũng biết bộ luật nói trên được ban hành không phải với mục đích để rồi được thực hiện mà ngược lại. Nó giống như một dạng tối hậu thư và tạo ra áp lực buộc hai đảng phải nhất trí với nhau trong Quốc hội.
Chính vì thế mà tác động chính trị tai hại của "vách đá tài chính" đối với nước Mỹ là ở chỗ, nó cho thấy hai đảng này hiện không có thiện chí và khả năng sẵn sàng thỏa hiệp với nhau. Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục bất hợp tác với Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục dền dứ với Đảng Cộng hòa. Chính trường như thế thì nội bộ xã hội không thể đồng thuận và gắn kết, nước Mỹ không thể có được tiền đề chính trị thuận lợi và cần thiết để giải quyết tất cả những vấn đề đang đặt ra.
Cắt giảm chi tiêu sẽ chỉ cản trở sự phục hồi nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Quỹ Tiền tệ quốc tế tính rằng, mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm nay sẽ bị giảm thêm ít nhất 0,5% và có tới 750.000 chỗ làm việc bị đe dọa. Hoạt động của cả hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều công chức buộc phải nghỉ việc không lương có thời hạn.
Chẳng hạn như Cơ quan Thuế của Mỹ sẽ phải giảm chi tiêu thường xuyên 267 triệu USD; Cơ quan Kiểm định an toàn thực phẩm giảm 50 triệu USD; Cơ quan Hàng không FAA phải giảm 600 triệu USD... Phúc lợi xã hội, chi phí cho giáo dục, trợ cấp thất nghiệp, chương trình khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, trợ cấp cho người vô gia cư.... là những khoản chi phí cho những người có thu nhập thấp và phụ thuộc vào phúc lợi xã hội của nhà nước cũng sẽ bị cắt giảm mạnh. Một khi đã bị ảnh hưởng nặng nề đến như vậy, sự thất vọng và mất lòng tin của người dân vào giới chính trị và chính quyền sẽ gia tăng. Sự mất ổn định và an ninh xã hội là hậu quả không thể tránh khỏi.
Ngân sách quốc phòng bị ảnh hưởng nặng nhất khi phải gánh chịu gần một nửa trong số 85 tỷ USD cắt giảm nói trên. Sẽ có không ít đồng minh của Mỹ bị cắt giảm viện trợ quân sự. Cắt giảm này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng hoạt động quân sự của Mỹ ở bên ngoài nước Mỹ mà khả năng hoạt động quân sự này lại được Mỹ coi là một trong những tác nhân quan trọng nhất, quyết định vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Trước mắt, cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa đều cho rằng mình được lợi nhất từ cách thủ thế như vậy. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì rồi họ đều sẽ phải trả giá đắt và cả nước Mỹ cũng vậy. Không đạt được sự nhất trí về kế hoạch tiết kiệm chi tiêu và không có được ngân sách nhà nước đầy đủ cho năm tài khoá hiện tại, cuộc khủng hoảng ngân sách ở đây rồi sẽ ngày một sâu sắc và biến dạng thành cả khủng hoảng chính trị, khủng hoảng lòng tin và khủng hoảng xã hội./.
"Vách đá tài chính" là khái niệm về tình trạng này. Nó là tác động của bộ luật được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) ban hành ngày 2-8-2011 nhằm đổi việc giảm ngân sách về lâu dài, cụ thể là trong thời gian 10 năm, để đổi lấy việc nâng mức trần về nợ mới nhằm bảo đảm chi tiêu cho hoạt động của cả bộ máy nhà nước. Theo luật này, chỉ riêng trong năm 2013, mức độ cắt giảm chi tiêu ngân sách bắt buộc là 85 tỷ USD và tổng cộng 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới. Việc tiết kiệm đồng loạt và bắt buộc này sẽ tự chấm dứt khi hai đảng trong Quốc hội đạt được thỏa thuận về kế hoạch tiết kiệm chi tiêu cụ thể.
Cái lợi mà cả hai đảng này đều cho rằng có được từ tình trạng hiện tại là có thể đổ vấy trách nhiệm cho nhau và qua đó đảng này kỳ vọng hạ thấp uy tín của đảng kia trước cử tri. Ai cũng biết bộ luật nói trên được ban hành không phải với mục đích để rồi được thực hiện mà ngược lại. Nó giống như một dạng tối hậu thư và tạo ra áp lực buộc hai đảng phải nhất trí với nhau trong Quốc hội.
Chính vì thế mà tác động chính trị tai hại của "vách đá tài chính" đối với nước Mỹ là ở chỗ, nó cho thấy hai đảng này hiện không có thiện chí và khả năng sẵn sàng thỏa hiệp với nhau. Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục bất hợp tác với Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục dền dứ với Đảng Cộng hòa. Chính trường như thế thì nội bộ xã hội không thể đồng thuận và gắn kết, nước Mỹ không thể có được tiền đề chính trị thuận lợi và cần thiết để giải quyết tất cả những vấn đề đang đặt ra.
Cắt giảm chi tiêu sẽ chỉ cản trở sự phục hồi nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Quỹ Tiền tệ quốc tế tính rằng, mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm nay sẽ bị giảm thêm ít nhất 0,5% và có tới 750.000 chỗ làm việc bị đe dọa. Hoạt động của cả hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều công chức buộc phải nghỉ việc không lương có thời hạn.
Chẳng hạn như Cơ quan Thuế của Mỹ sẽ phải giảm chi tiêu thường xuyên 267 triệu USD; Cơ quan Kiểm định an toàn thực phẩm giảm 50 triệu USD; Cơ quan Hàng không FAA phải giảm 600 triệu USD... Phúc lợi xã hội, chi phí cho giáo dục, trợ cấp thất nghiệp, chương trình khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, trợ cấp cho người vô gia cư.... là những khoản chi phí cho những người có thu nhập thấp và phụ thuộc vào phúc lợi xã hội của nhà nước cũng sẽ bị cắt giảm mạnh. Một khi đã bị ảnh hưởng nặng nề đến như vậy, sự thất vọng và mất lòng tin của người dân vào giới chính trị và chính quyền sẽ gia tăng. Sự mất ổn định và an ninh xã hội là hậu quả không thể tránh khỏi.
Ngân sách quốc phòng bị ảnh hưởng nặng nhất khi phải gánh chịu gần một nửa trong số 85 tỷ USD cắt giảm nói trên. Sẽ có không ít đồng minh của Mỹ bị cắt giảm viện trợ quân sự. Cắt giảm này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng hoạt động quân sự của Mỹ ở bên ngoài nước Mỹ mà khả năng hoạt động quân sự này lại được Mỹ coi là một trong những tác nhân quan trọng nhất, quyết định vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Trước mắt, cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa đều cho rằng mình được lợi nhất từ cách thủ thế như vậy. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì rồi họ đều sẽ phải trả giá đắt và cả nước Mỹ cũng vậy. Không đạt được sự nhất trí về kế hoạch tiết kiệm chi tiêu và không có được ngân sách nhà nước đầy đủ cho năm tài khoá hiện tại, cuộc khủng hoảng ngân sách ở đây rồi sẽ ngày một sâu sắc và biến dạng thành cả khủng hoảng chính trị, khủng hoảng lòng tin và khủng hoảng xã hội./.
Góp ý một số nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (11/03/2013)
Khởi công xây dựng Nhà bia di tích Ban Kiểm tra Khu ủy khu 5  (11/03/2013)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Ba Lan  (10/03/2013)
Trung Quốc công bố kế hoạch cải cách cơ cấu chính phủ  (10/03/2013)
Ngày 11-3 các trường bắt đầu nhận hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng  (10/03/2013)
"Không để phát sinh hậu quả về môi trường ở 2 dự án Bauxite"  (10/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên