Thành Cổ Loa đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt
Phát biểu tại lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc công nhận Cổ Loa là di tích quốc gia đặc biệt không những khẳng định giá trị lịch sử hào hùng của vùng đất Cổ Loa, mà còn khẳng định những giá trị văn hóa ở nơi đây.
Theo Phó Thủ tướng, Hà Nội đã rất quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử gắn với phát triển du lịch, góp phần thực hiện tốt việc xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những thành tựu đó có ý nghĩa quan trọng để Hà Nội phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Sau nghi thức trao Bằng di tích quốc gia đặc biệt, buổi lễ được tiếp nối với chương trình văn nghệ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại ca ngợi đất nước, mùa Xuân, ca ngợi vùng đất huyền thoại Đông Anh và thành Cổ Loa.
Cách đây 2.300 năm, từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Cổ Loa đã là kinh đô cổ của nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương với vai trò là kinh thành, quân thành và thị thành. Sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc giành lại độc lập cho dân tộc, Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa là kinh đô.
Khu di tích Cổ Loa là một quần thể kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ độc đáo. Trung tâm di tích là tòa thành cổ với kiến trúc 3 vòng thành dài trên 16km đạt đến quy mô và trình độ kiến trúc cao nhất của Việt Nam và vùng Đông Nam Á.
Cùng với tòa thành cổ là những công trình tưởng niệm, công trình mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, vừa mang giá trị lịch sử văn hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật, được chạm khắc tạo hình, trang trí trên nhiều chất liệu có giá trị thẩm mỹ cao.
Khu di tích Cổ Loa hiện có trên 60 di tích trong đó có 7 di tích xếp hạng di tích quốc gia, 3 di tích xếp hạng di tích cấp thành phố.
Lễ hội Cổ Loa hàng năm cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư vùng thành Cổ Loa với vị vua đầu tiên, người đã trở thành vị thần bảo trợ đời sống tinh thần cho muôn đời con cháu.
Các phát hiện khảo cổ tại Cổ Loa đã chứng minh sự phát triển liên tục của dân cư thời Phùng Nguyên cho đến các đời tiếp sau, đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, còn được gọi là văn minh sông Hồng./.
Đón hơn 50.000 khách ngày khai hội chùa Hương  (15/02/2013)
Mưa thiên thạch trút xuống nước Nga gây náo loạn  (15/02/2013)
Việt Nam vẫn hỗ trợ Palestine xây nhà nước độc lập  (15/02/2013)
Việt Nam - San Marino ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần  (15/02/2013)
Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (15/02/2013)
Trước và sau Tết không xảy ra thiếu hàng sốt giá  (14/02/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên