Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn Hiệp hội Ngoại giao nhân dân Nhật Bản
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao hoạt động của Hiệp hội đã góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Chủ tịch nước khẳng định, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế đã đạt được kết quả quan trọng: hỗ trợ ODA được duy trì, FDI, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng qua từng giai đoạn.
Thông báo đến Đoàn những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, Chủ tịch nước nêu rõ: Việt Nam đang trong giai đoạn giảm tốc độ tăng trưởng để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, các cơ quan chức năng Việt Nam tập trung xử lý nợ xấu, rà soát lại môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển nền kinh tế từ gia công sang chế tạo để nâng cao cạnh tranh. Mặc dù thu nhập bình quân của người dân chưa cao, nhưng Việt Nam đã đạt được những mục tiêu thiên niên kỷ.
Chủ tịch nước cho rằng, hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đã góp phần tạo nên sự đổi thay nhiều mặt của Việt Nam.
Giải đáp các nội dung về chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội quan tâm, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực hàng không, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chủ tịch nước tin tưởng, các thành viên của Hiệp hội sẽ tiếp tục tích cực phối hợp cùng các cơ quan, bộ, ngành của Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc.
Ngài Nakagaki bày tỏ vui mừng được đến thăm và làm việc tại Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển thuận lợi và tốt đẹp. Đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam, ngài Nakagaki tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng có những bước tăng trưởng tốt đẹp.
Ngài Nakagaki nhấn mạnh, những nội dung lĩnh hội từ cuộc trao đổi với Chủ tịch nước sẽ hữu ích cho Hiệp hội trong việc định hướng hoạt động. Ngài Nakagaki và các đại biểu mong muốn các bộ, ngành Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Nhật Bản để triển khai các dự án khả thi, đề nghị Việt Nam tạo điều kiện để các đoàn thể, tổ chức hai nước gặp gỡ, tăng cường đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau. Phía Nhật Bản cũng sẵn sàng nghênh tiếp các đoàn Việt Nam sang thăm và làm việc, vì lợi ích chung hai nước./.
Phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông  (04/12/2012)
Việt Nam - Liên hợp quốc tăng hợp tác phòng, chống tội phạm  (04/12/2012)
Đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1-2 năm  (04/12/2012)
Nhật Bản bắt đầu cuộc vận động tranh cử Hạ viện  (04/12/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên