Khai mạc hội nghị thượng đỉnh không chính thức EU
Trọng tâm nghị sự tại hội nghị lần này sẽ là về kế hoạch ngân sách giai đoạn 2014-2020, trong bối cảnh hầu hết các nước thành viên đang phải tiến hành các chính sách thắt chặt chi tiêu do khủng hoảng nợ công gây ra.
Trong thư gửi các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu ông Herman Van Rompuy nhấn mạnh "mục tiêu của hội nghị lần này là nhằm đạt được thỏa thuận về Khuôn khổ tài chính giai đoạn 2014-2020 để EU có các phương tiện hoạt động trong những năm tới nhưng cũng tính đến những khó khăn về ngân sách của các quốc gia."
Dự kiến tại hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ đệ trình dự thảo Khuôn khổ tài chính giai đoạn 2014-2020 với ngân sách khoảng 950 tỷ euro, giảm 80 tỷ euro so với đề xuất trước đó của Ủy ban châu Âu.
Theo đó, phần cắt giảm sẽ liên quan đến hầu hết lĩnh vực, đặc biệt với chính sách nông nghiệp chung của EU.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp không ít khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong các cuộc thảo luận nhằm đạt được một sự đồng thuận dung hòa lợi ích của cả 27 quốc gia thành viên về kế hoạch nói trên.
Ngay trước thềm hội nghị, một loạt mâu thuẫn đã nổi lên giữa các nước thành viên và các thể chế của EU về dự thảo ngân sách chung.
Ủy ban châu Âu cho rằng muốn thoát khỏi khủng hoảng và tiến tới phát triển bền vững thì phải duy trì đầu tư cho tăng trưởng và việc làm, còn Pháp lại phản đối quyết liệt việc cắt giảm chi tiêu cho chính sách nông nghiệp chung.
Hay như trong khi các nước Đông Âu muốn duy trì sự trợ giúp cho các nước kém phát triển nhất của EU, thì ngược lại, Anh đề xuất giảm khoảng 200 tỷ euro còn Đức yêu cầu giảm 130 tỷ euro.
Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU sẽ bế mạc vào chiều 23-11./.
Tết Âm lịch công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày  (23/11/2012)
Nhiều đổi mới về phương thức hoạt động Quốc hội  (23/11/2012)
Bế mạc trọng thể kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII  (23/11/2012)
Hội thảo khoa học về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới”  (23/11/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên