Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
Ngày 25-9-1992, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Với địa vị pháp lý là một cơ quan của Quốc hội, Ủy ban có 3 chức năng cơ bản là thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo và các dự án khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; giám sát việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; kiến nghị các vấn đề thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách.
Trải qua 20 năm, Ủy ban đã chủ trì thẩm tra, giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý, hoàn thiện 10 dự án luật, 18 dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trong đó có những dự án luật, pháp lệnh quan trọng như Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Pháp lệnh Tình báo, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp,…Ủy ban đã tiến hành hàng trăm cuộc giám sát bằng nhiều hình thức với nhiều nội dung quan trọng. Bên cạnh việc xem xét các báo cáo, giám sát thường xuyên việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban đã tổ chức các đoàn giám sát theo chuyên đề, tăng cường các hoạt động khảo sát.
Ủy ban đã chủ động, tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, có đóng góp quan trọng vào hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh, đáp ứng được việc xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh, xây dựng nền quốc phòng an ninh của đất nước ngày càng vững mạnh.
Thay mặt lãnh đạo Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã đạt được trong 20 năm qua. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược, trong đó, quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu của toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh những thuận lợi cũng còn nhiều thách thức lớn, tình hình an ninh thế giới biến động phức tạp, khó lường, nhất là các vấn đề chủ quyền, an ninh biên giới, hải đảo, an ninh phi truyền thống. Vì vậy, việc giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội vẫn luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong bối cảnh này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cần tiếp tục nắm vững nhiệm vụ, bám sát chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về lĩnh vực quốc phòng, an ninh; nắm chắc tình hình, kịp thời, chủ động tham mưu cho Quốc hội đề ra các chính sách, pháp luật phù hợp nhằm giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ủy ban tăng cường các hoạt động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy các hoạt động đối ngoại về lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng, với truyền thống của mình, Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, phát huy trí tuệ tập thể, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xứng đáng với niềm tin cậy của cử tri và nhân dân cả nước./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (27/09/2012)
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại  (27/09/2012)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu  (27/09/2012)
Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (27/09/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan  (27/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên