Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng mạnh
21:39, ngày 24-08-2012
Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, việc giá cả nhiều loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu được đồng loạt điều chỉnh tăng trong tháng 7 và tháng 8 đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của cả nước quay đầu tăng tới 0,63% sau hai tháng giảm phát liên tiếp.
Ngày 24-8-2012, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số CPI tháng 8 đã tăng 5,04% so với tháng 8-2011, tăng 2,86% so với tháng 12-2011, đưa CPI bình quân 8 tháng qua tăng 10,41% so với bình quân cùng kỳ 2011.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng 8 đảo chiều tăng mạnh là do tác động tăng giá vào cùng thời điểm của các loại nhiên liệu đầu vào như xăng dầu (tăng ba đợt vào 20-7, 1-8 và 13-8), gas, điện, kéo theo sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ liên quan. Đặc biệt, việc giá dịch vụ y tế được nhiều tỉnh, thành điều chỉnh tăng gấp nhiều lần so với mức giá cũ đã đóng góp rất mạnh vào tăng CPI trong tháng 8. Ngoài ra, việc chính sách tiền tệ đang được nới lỏng thông qua nới trần tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại cũng như hạ lãi suất vay đã khiến lượng tiền được bơm ra nền kinh tế nhiều lên, thúc đẩy chi tiêu tăng.
CPI tháng 8 tăng ở 9/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,24-5,44%. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức 5,44%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng thấp nhất với mức 0,24%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Cụ thể, giá dịch vụ y tế cả nước đã tăng 7,71% do tăng giá dịch vụ y tế ở một số tỉnh theo thông tư liên tịch số 04/TTLT-BYT-BTC đã góp phần làm CPI chung cả nước tăng 0,3%. Tại nhiều tỉnh, thành phố, giá dịch vụ y tế đã tăng rất cao: Hà Nam tăng 56,05%; Bắc Giang tăng 95,94%; Bình Định tăng 272,56%; Khánh Hòa tăng 182,28%; Sóc Trăng tăng 96,39%; Cà Mau tăng 42.75%...
Cùng với dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã quay đầu tăng mạnh tới 2,03% sau 4 tháng giảm liên tiếp (từ tháng 4 đến tháng 7/2012) và đóng góp vào mức tăng CPI chung tới 0,2%; trong đó, giá gas bình quân cả tháng đã tăng 8,02% theo đà tăng giá thế giới, giá bán điện sinh hoạt tăng 2,24% do nhu cầu sử dụng tăng cộng với giá điện được điều chỉnh tăng 5% kể từ ngày 1-7-2012 theo quyết định của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, với tác động của 3 đợt điều chỉnh giá liên tiếp, chỉ số giá xăng dầu chung tháng 8-2012 đã tăng 2,04% (tổng cộng mỗi lít xăng tăng 2300 đồng/lít, dầu diezel tăng 900 đồng/lít) kéo theo giá một số dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,26% và đóng góp vào mức tăng chung CPI 0,06%.
Không cùng nhịp với nhóm nhiên liệu và dịch vụ y tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,18% do giá lương thực giảm 0,43% và giá thực phẩm giảm 0,27% khi nguồn cung dồi dào và sức mua yếu .
Các chuyên gia dự báo: CPI tháng 9 sẽ tiếp tục đà tăng nhẹ khi giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục xu thế tăng khiến giá xăng dầu trong nước tăng theo. Bên cạnh đó, tháng 9 tới trùng với ngày nghỉ lễ, ngày khai trường và ngày rằm tháng 7 nên chắc chắn nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao. Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng khiến lượng lưu thông trong nền kinh tế tăng lên sẽ kích thích sức tiêu dùng tăng trong tháng 9 và các tháng cuối năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với tình hình không có gì đột biến, lạm phát cả năm 2012 có thể dừng ở con số 7%-8%. Còn trong trường hợp xảy ra những đợt tăng giá bất thường, lạm phát cả năm vẫn chỉ có thể tăng ở mức cao nhất là 9,9%./.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng 8 đảo chiều tăng mạnh là do tác động tăng giá vào cùng thời điểm của các loại nhiên liệu đầu vào như xăng dầu (tăng ba đợt vào 20-7, 1-8 và 13-8), gas, điện, kéo theo sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ liên quan. Đặc biệt, việc giá dịch vụ y tế được nhiều tỉnh, thành điều chỉnh tăng gấp nhiều lần so với mức giá cũ đã đóng góp rất mạnh vào tăng CPI trong tháng 8. Ngoài ra, việc chính sách tiền tệ đang được nới lỏng thông qua nới trần tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại cũng như hạ lãi suất vay đã khiến lượng tiền được bơm ra nền kinh tế nhiều lên, thúc đẩy chi tiêu tăng.
CPI tháng 8 tăng ở 9/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,24-5,44%. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức 5,44%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng thấp nhất với mức 0,24%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Cụ thể, giá dịch vụ y tế cả nước đã tăng 7,71% do tăng giá dịch vụ y tế ở một số tỉnh theo thông tư liên tịch số 04/TTLT-BYT-BTC đã góp phần làm CPI chung cả nước tăng 0,3%. Tại nhiều tỉnh, thành phố, giá dịch vụ y tế đã tăng rất cao: Hà Nam tăng 56,05%; Bắc Giang tăng 95,94%; Bình Định tăng 272,56%; Khánh Hòa tăng 182,28%; Sóc Trăng tăng 96,39%; Cà Mau tăng 42.75%...
Cùng với dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã quay đầu tăng mạnh tới 2,03% sau 4 tháng giảm liên tiếp (từ tháng 4 đến tháng 7/2012) và đóng góp vào mức tăng CPI chung tới 0,2%; trong đó, giá gas bình quân cả tháng đã tăng 8,02% theo đà tăng giá thế giới, giá bán điện sinh hoạt tăng 2,24% do nhu cầu sử dụng tăng cộng với giá điện được điều chỉnh tăng 5% kể từ ngày 1-7-2012 theo quyết định của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, với tác động của 3 đợt điều chỉnh giá liên tiếp, chỉ số giá xăng dầu chung tháng 8-2012 đã tăng 2,04% (tổng cộng mỗi lít xăng tăng 2300 đồng/lít, dầu diezel tăng 900 đồng/lít) kéo theo giá một số dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,26% và đóng góp vào mức tăng chung CPI 0,06%.
Không cùng nhịp với nhóm nhiên liệu và dịch vụ y tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,18% do giá lương thực giảm 0,43% và giá thực phẩm giảm 0,27% khi nguồn cung dồi dào và sức mua yếu .
Các chuyên gia dự báo: CPI tháng 9 sẽ tiếp tục đà tăng nhẹ khi giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục xu thế tăng khiến giá xăng dầu trong nước tăng theo. Bên cạnh đó, tháng 9 tới trùng với ngày nghỉ lễ, ngày khai trường và ngày rằm tháng 7 nên chắc chắn nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao. Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng khiến lượng lưu thông trong nền kinh tế tăng lên sẽ kích thích sức tiêu dùng tăng trong tháng 9 và các tháng cuối năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với tình hình không có gì đột biến, lạm phát cả năm 2012 có thể dừng ở con số 7%-8%. Còn trong trường hợp xảy ra những đợt tăng giá bất thường, lạm phát cả năm vẫn chỉ có thể tăng ở mức cao nhất là 9,9%./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Công đoàn Quốc phòng làm kinh tế gia đình giỏi  (24/08/2012)
Sóc Trăng chú trọng đầu tư khoa học - công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới  (24/08/2012)
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (24/08/2012)
Triển lãm “Tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam – Cam-pu-chia"  (24/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên