Quan hệ ngoại giao giữa hai nước I-ran và Ai Cập đang được làm ấm lên
22:51, ngày 22-08-2012
TCCSĐT - Ngày 21-8-2012, Ngoại trưởng Iran A-li Ác-ba Xa-lê-hi (Ali Akbar Salehi) cho biết, Iran và Ai Cập đang tiến tới khôi phục quan hệ ngoại giao sau ba thập kỷ bị gián đoạn khi khẳng định Tê-hê-ran (Tehran) mong muốn thiết lập quan hệ "hữu nghị, anh em " với Cairô trong một bài phỏng vấn tờ "Al-Ahram" của Ai Cập.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) cũng sẽ tham dự Hội nghị lần này.
Trong bài phỏng vấn này, Ngoại trưởng Iran A.Xa-lê-hi nói rằng: "Ai Cập là nền tảng trong khu vực, có vị thế quan trọng đặc biệt trong thế giới A-rập và các nước Hồi giáo. Chúng tôi hy vọng khôi phục quan hệ bình thường với Cai-rô (Cairo)". Và việc khôi phục quan hệ hiện "chỉ còn đợi các thủ tục mang tính nghi thức".
Trước đó, ngày 18-8, Hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập đã đưa tin, tân Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi) sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 16 diễn ra tại Tê-hê-ran từ ngày 26 đến 31-8 tới. Tại Hội nghị này, dự kiến I-ran sẽ chuyển giao cho Ai Cập chức Chủ tịch NAM năm tới.
Việc Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi tới Tê-hê-ran tham dự Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết tới đây được xem là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập đến I-ran kể từ khi Cai-rô cắt đứt quan hệ với Tê-hê-ran hơn 30 năm trước. Bởi từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở I-ran và sau việc Ai Cập và I-xra-en ký Hiệp ước hòa bình năm 1979, I-ran đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ai Cập vào năm 1980 nhằm phản đối Hiệp ước trên.
Trong suốt một thời gian dài, chính phủ tiền nhiệm của Ai Cập từng coi I-ran là "một nhân tố gây bất ổn tại Trung Đông". Và mặc dù các bộ trưởng thương mại cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp Ai Cập, từng tìm cách thúc đẩy quan hệ kinh tế với I-ran nhưng tất cả đều vấp phải sự phản đối của Bộ Ngoại giao và giới chức tình báo Ai Cập dưới thời cựu Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, cuộc nổi dậy mới đây tại Ai Cập đã mở ra một chương mới trong quan hệ của nước này với thế giới, sau khi tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền. Chủ trương thúc đẩy quan hệ với I-ran đã được Tổng thống M.Mơ-xi đề cập đến lần đầu tiên vào ngày 24-6, chỉ vài giờ trước khi ông được tuyên bố là tổng thống đắc cử, với quan niệm, việc Ai Cập thúc đẩy quan hệ với I-ran sẽ tạo thế cân bằng chiến lược trong khu vực.
Trước đó, giới phân tích đã nhận định ông M.Mơ-xi sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Tê-hê-ran kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống Ai Cập hồi tháng 6 vừa qua. Và động thái mới nhất biểu thị sự làm ấm lên mối quan hệ giữa hai nước là tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) hồi tuần trước tại thánh địa Méc-ca (Mecca) của A-rập Xê-út, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi đã đề xuất thành lập một ủy ban gồm Ai Cập và các nước có vai trò quan trọng như I-ran, A-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ, để tìm cách giải quyết xung đột tại Xy-ri.
Hiện chưa rõ liệu Tổng thống Ai Cập M.Mơ-xi có tiến hành các cuộc gặp song phương với các quan chức nước chủ nhà nhân chuyến thăm này hay không song mọi động thái của chính quyền mới ở đất nước Kim tự tháp nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Tê-hê-ran đều có thể khiến phương Tây lo ngại bởi cả Ai Cập và I-ran đều được xem là những nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông. Theo nhận định của giới phân tích, bất kỳ dấu hiệu nồng ấm nào giữa hai nước này đều có thể khiến Mỹ và I-xra-en "đứng ngồi không yên". Mới đây Mỹ đã phản ứng về việc Hội nghị cấp cao NAM sắp tới được tổ chức tại I-ran khi cho đây là một "dấu hiệu bất thường"./.
Trong bài phỏng vấn này, Ngoại trưởng Iran A.Xa-lê-hi nói rằng: "Ai Cập là nền tảng trong khu vực, có vị thế quan trọng đặc biệt trong thế giới A-rập và các nước Hồi giáo. Chúng tôi hy vọng khôi phục quan hệ bình thường với Cai-rô (Cairo)". Và việc khôi phục quan hệ hiện "chỉ còn đợi các thủ tục mang tính nghi thức".
Trước đó, ngày 18-8, Hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập đã đưa tin, tân Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi) sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 16 diễn ra tại Tê-hê-ran từ ngày 26 đến 31-8 tới. Tại Hội nghị này, dự kiến I-ran sẽ chuyển giao cho Ai Cập chức Chủ tịch NAM năm tới.
Việc Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi tới Tê-hê-ran tham dự Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết tới đây được xem là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập đến I-ran kể từ khi Cai-rô cắt đứt quan hệ với Tê-hê-ran hơn 30 năm trước. Bởi từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở I-ran và sau việc Ai Cập và I-xra-en ký Hiệp ước hòa bình năm 1979, I-ran đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ai Cập vào năm 1980 nhằm phản đối Hiệp ước trên.
Trong suốt một thời gian dài, chính phủ tiền nhiệm của Ai Cập từng coi I-ran là "một nhân tố gây bất ổn tại Trung Đông". Và mặc dù các bộ trưởng thương mại cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp Ai Cập, từng tìm cách thúc đẩy quan hệ kinh tế với I-ran nhưng tất cả đều vấp phải sự phản đối của Bộ Ngoại giao và giới chức tình báo Ai Cập dưới thời cựu Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, cuộc nổi dậy mới đây tại Ai Cập đã mở ra một chương mới trong quan hệ của nước này với thế giới, sau khi tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền. Chủ trương thúc đẩy quan hệ với I-ran đã được Tổng thống M.Mơ-xi đề cập đến lần đầu tiên vào ngày 24-6, chỉ vài giờ trước khi ông được tuyên bố là tổng thống đắc cử, với quan niệm, việc Ai Cập thúc đẩy quan hệ với I-ran sẽ tạo thế cân bằng chiến lược trong khu vực.
Trước đó, giới phân tích đã nhận định ông M.Mơ-xi sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Tê-hê-ran kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống Ai Cập hồi tháng 6 vừa qua. Và động thái mới nhất biểu thị sự làm ấm lên mối quan hệ giữa hai nước là tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) hồi tuần trước tại thánh địa Méc-ca (Mecca) của A-rập Xê-út, Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi đã đề xuất thành lập một ủy ban gồm Ai Cập và các nước có vai trò quan trọng như I-ran, A-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ, để tìm cách giải quyết xung đột tại Xy-ri.
Hiện chưa rõ liệu Tổng thống Ai Cập M.Mơ-xi có tiến hành các cuộc gặp song phương với các quan chức nước chủ nhà nhân chuyến thăm này hay không song mọi động thái của chính quyền mới ở đất nước Kim tự tháp nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Tê-hê-ran đều có thể khiến phương Tây lo ngại bởi cả Ai Cập và I-ran đều được xem là những nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông. Theo nhận định của giới phân tích, bất kỳ dấu hiệu nồng ấm nào giữa hai nước này đều có thể khiến Mỹ và I-xra-en "đứng ngồi không yên". Mới đây Mỹ đã phản ứng về việc Hội nghị cấp cao NAM sắp tới được tổ chức tại I-ran khi cho đây là một "dấu hiệu bất thường"./.
Khởi động dự án "Hỗ trợ năng lực thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020"  (22/08/2012)
Hà Nội tiếp tục được bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 6 châu Á  (22/08/2012)
Nga chính thức trở thành thành viên thứ 156 của WTO  (22/08/2012)
Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản năm 2012 được tổ chức từ ngày 11 đến 20-9  (22/08/2012)
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn  (22/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên