Phát triển nông nghiệp và nông thôn - một giải pháp xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tình hình nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân đã có những tiến bộ toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn vẫn còn thấp, số hộ nghèo còn lớn, khoảng cách giàu - nghèo đang có xu hướng doãng ra, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, bức xúc...; đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững.
1- Nâng cao hơn nữa nhận thức về đói nghèo và quyết tâm xóa đói giảm nghèo
Mọi việc bắt đầu từ nhận thức. Người nông dân thường bắt đầu bằng nhận thức trực quan. Đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì lại càng như vậy. Nhưng phần nhiều người nghèo, quá nghèo và đói thì không hẳn như vậy. Họ không có tivi, không có rađio, thậm chí, không có thời gian nghỉ vì "đầu tắt mặt tối" quanh năm. Thế nghĩa là cơn đói, cảnh nghèo khó thì thường trực mà căn nguyên đói nghèo, và cách thoát đói giảm nghèo thì tìm mãi không ra. Công bằng mà nói, mỗi làng, bản, buôn, ấp...dù ở vùng xa, hầu như cũng đã có được một chiếc loa công cộng. Các cuộc vận động “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”...đã có tác dụng nhất định tới tận mỗi miền quê hẻo lánh. Tuy thế vẫn còn là một khoảng trống quá lớn trong lĩnh vực truyền thông của thời đại công nghệ thông tin. Vì vậy, Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa về tài chính, thiết bị, thời gian và chất xám cho sự nghiệp truyền thông về lĩnh vực này. Làm cho mỗi người dân, trước tiên là những người đang lâm cảnh nghèo, đói nhận thức rõ nguyên nhân, tìm được một phương hướng và cách thức, kỹ năng với ý chí và nghị lực quyết tâm phấn đấu vươn lên xóa đói, giảm nghèo tiến tới khá giả và giàu có.
2- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề vật chất cho công nghiệp hóa nói chung, công nghiệp chế biến nói riêng; đồng thời tạo sự tăng trưởng và tích lũy từ nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở nông thôn nói chung, trực tiếp giải quyết tại chỗ vấn đề xóa đói, giảm nghèo nhanh, thiết thực và hiệu quả. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần lưu ý chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; bảo đảm tính cân đối, hài hoà giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa ngành nghề truyền thống với xây dựng các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại; hình thành các vùng kinh tế sản xuất hàng hoá tập trung. Phát triển ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp, có năng lực cạnh tranh và xuất khẩu. Từ đó, thu hút lao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm tại chỗ theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Đẩy mạnh liên minh công - nông - trí thức, nói rộng ra là nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp cùng liên kết, hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững.
Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho xóa đói, giảm nghèo. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, đào tạo tay nghề để nâng cao trình độ cho người sản xuất. Muốn vậy, công tác giáo dục - đào tạo, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân lực trên địa bàn nông thôn cần được coi trọng. Tuy nhiên, có một thực tế là một số người nghèo đói vẫn không tận dụng được cơ hội này do mù chữ, thiếu kỹ năng, kém sức khoẻ và suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc bảo đảm cho họ tiếp cận được các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về giáo dục, chăm sóc y tế và kế hoạch hoá gia đình... có tầm quan trọng gấp bội. Nó không những sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt của sự nghèo đói mà còn đồng thời loại bỏ nguồn gốc của sự đói nghèo ấy.
Để từng bước hiện thực hóa các giải pháp nêu trên, trước mắt cần tập trung vào các biện pháp cụ thể.
Một là, tăng năng suất đất canh tác nông nghiệp.
Hai là, đa dạng hóa việc làm và đa dạng hóa các nguồn thu nhập ở nông thôn.
Muốn đa dạng hóa việc làm và các nguồn thu nhập ở nông thôn thì hình thức tổ chức phải bảo đảm tính chất linh hoạt tùy theo khả năng, trình độ tổ chức của nông dân và phù hợp với điều kiện địa lý từng vùng của nước ta. Giải phóng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Cần tham khảo và nghiên cứu các hình thức tổ chức linh hoạt của các nước, các vùng lãnh thổ để tìm ra mô hình tốt cho mình. Chẳng hạn, xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc, xí nghiệp gia đình ở Đài Loan; đặc biệt là xí nghiệp vừa và nhỏ - xí nghiệp cấp 2, cơ sở sản xuất gia công - cấp 3 của nông dân Nhật Bản v.v.. Ở nước ta hiện nay, ngoài việc xúc tiến xây dựng các khu công nghiệp, đặc biệt là một số khu quy mô vừa và nhỏ, các trung tâm kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, cần tổ chức các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản theo hướng gắn kết các đơn vị cung cấp nguyên liệu - sản xuất - chế biến và tiêu thụ.
Ba là, nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
Cùng với việc tăng tỷ trọng đầu tư vào hệ thống điện, đường giao thông, bến bãi, kho tàng, thủy lợi, trường học, trạm xá, chợ... như chúng ta đã và đang làm; Nhà nước cần phải cải tiến các cơ chế tài trợ của chính quyền địa phương để tăng khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Đồng thời, cần tăng quyền tự quản chi tiêu và thực hành tiết kiệm của chính quyền các địa phương; và có thể "mở" đến tận các hình thức tự quản thông qua các hương ước, khế ước của các thôn, làng, bản, buôn, ấp để tài trợ cho những dự án đầu tư, hiện đại và bảo dưỡng thích hợp cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại tại nông thôn. Bảo đảm hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ nhằm phát triển các cơ sở hạ tầng có tính chất sống còn này.
Cuối cùng là, thực hiện thật tốt kế hoạch hóa gia đình và giảm tốc độ tăng dân số nông thôn.
[1] Theo Tổng cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Trong 2 năm 2003-2004, tỷ lệ phát triển dân số và tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại. Chỉ tính trong quý I-2008, số trẻ mới sinh tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2007. Đáng chú ý là số Tỉnh có mức sinh con thứ ba trở lên tăng gấp đôi, từ 16 tỉnh năm 2007 lên 34 tỉnh.( TG ).
Đại hội III Công đoàn Viên chức Việt Nam  (18/07/2008)
Đại hội III Công đoàn Viên chức Việt Nam  (18/07/2008)
Châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ  (18/07/2008)
Hảo tâm của nhà giàu!  (18/07/2008)
Giải pháp lâu bền cho vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang  (18/07/2008)
Hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc  (18/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên