Đối thủ chưa có đối sách
19:21, ngày 03-08-2012
TCCSĐT - Chuyến đi Ba Lan, Anh và Israel của ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa Mỹ Mitt Romney được dự định và thực hiện nhằm gây dựng diện mạo và uy tín đối ngoại cho ứng cử viên này.
Trước chuyến thăm này, ông M.Romney đã cho công bố một tài liệu dày 48 trang thể hiện quan điểm về các vấn đề đối ngoại. Tài liệu đó lần đầu tiên tập hợp những thể hiện quan điểm của ông M.Romey về các vấn đề đối ngoại mà cốt lõi sẽ là cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong trường hợp ông M.Romney thắng cử.
Tuy các chủ đề đối ngoại rất hiếm khi quyết định kết quả bầu cử tổng thống ở Mỹ, nhưng những phác họa về quan điểm đối ngoại của ông M.Romney vẫn rất thú vị và đáng được chú ý. Cử tri Mỹ để tâm đến chuyện kinh tế và công ăn việc làm, an ninh nội bộ và phúc lợi xã hội nhiều hơn khi quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên nào. Còn thế giới bên ngoài lại quan tâm nhiều hơn đến việc chính quyền mới ở Mỹ sẽ ứng xử ra sao trong các vấn đề lớn của cả thế giới cũng như ở nhiều khu vực; sẽ điều chỉnh chính sách với các loại đối tác như thế nào và đặc biệt là sẽ sẵn sàng sử dụng tiềm lực quân sự của Mỹ ở ngoài phạm vi nước Mỹ đến đâu.
Nhìn vào tất cả những gì đã được ứng cử viên M.Romney công khai thể hiện và rồi được trình bày trong tài liệu nói trên thì có thể thấy đối thủ chính trị của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa có được đối sách thể hiện sự khác biệt đáng kể so với ông B.Obama để có thể thuyết phục cử tri Mỹ. Sự khác biệt có chăng chỉ ở cách thức thực hiện và mức độ quan hệ với Nga, Trung Quốc và Israel.
Ông M.Romney đề ra mục tiêu giành và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới cho nước Mỹ. Điều mà Tổng thống và ứng cử viên tổng thống nào ở Mỹ cũng cam kết bởi đó cũng là điều cử tri Mỹ rất muốn nghe. Ông M.Romney chủ định tỏ thái độ kiên quyết hơn với Nga và Trung Quốc nhưng lại không cho biết sẽ vận hành trên thực tế như thế nào. Tương tự như vậy đối với Israel, ứng cử viên M.Romney phê trách Tổng thống B.Obama sao nhãng Israel, nhưng lại không nói ra được những việc cụ thể ông có thể làm cho quốc gia này nếu ông trúng cử. Hay như với Iran, ứng cử viên M.Romney cũng chỉ lặp lại quan điểm xưa nay của Mỹ là không để cho Iran có vũ khí hạt nhân và không loại trừ khả năng tấn công quân sự Iran chứ chưa đưa ra được khả năng giải pháp nào cho cả cuộc xung đột giữa Israel và Palestine ở Trung Đông cũng như vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên.
Trong tài liệu nói trên, ông M.Romney chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Mỹ và EU, nhưng lại không đề cập đến vai trò Mỹ có thể làm để giúp EU thoát khỏi khủng hoảng tài chính hiện tại. Tất cả những khu vực và đối tác khác dường như không có tầm quan trọng gì đối với ông M.Romney. Những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu như chống khủng bố quốc tế hay bảo vệ khí hậu trái đất, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc hay đàm phán kết thúc Vòng đàm phán Doha của WTO, cải tổ Liên hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đều nằm ngoài chương trình nghị sự đối ngoại của ông M.Romney.
Qua đó có thể thấy, ứng cử viên tổng thống Mỹ này chưa thể hoạch định ra một cương lĩnh tranh cử về đối ngoại, mang tính chiến lược hay tầm nhìn cho thời gian nhiệm kỳ tổng thống tới và thậm chí xa hơn nữa. Cái may đối với ứng cử viên M.Romney là cả lần bầu cử tổng thống này chuyện đối ngoại chắc chắn không quyết định thắng bại mà vẫn là chuyện tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm cũng như ai được công nhận là có khả năng lãnh đạo nước Mỹ nói chung tốt hơn. Cái rủi ro đối với các đối tác bên ngoài trong trường hợp ông M.Romney đắc cử là chính sách đối ngoại khi đó sẽ bị các thế lực bên ngoài chi phối, thậm chí là thao túng, và nguy cơ chuyển từ thái cực này sang thái cực khác rất lớn, khả năng điều chỉnh chính sách như đột biến luôn tiềm tàng. Khi ấy, tác động sẽ rất khó lường./.
Tuy các chủ đề đối ngoại rất hiếm khi quyết định kết quả bầu cử tổng thống ở Mỹ, nhưng những phác họa về quan điểm đối ngoại của ông M.Romney vẫn rất thú vị và đáng được chú ý. Cử tri Mỹ để tâm đến chuyện kinh tế và công ăn việc làm, an ninh nội bộ và phúc lợi xã hội nhiều hơn khi quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên nào. Còn thế giới bên ngoài lại quan tâm nhiều hơn đến việc chính quyền mới ở Mỹ sẽ ứng xử ra sao trong các vấn đề lớn của cả thế giới cũng như ở nhiều khu vực; sẽ điều chỉnh chính sách với các loại đối tác như thế nào và đặc biệt là sẽ sẵn sàng sử dụng tiềm lực quân sự của Mỹ ở ngoài phạm vi nước Mỹ đến đâu.
Nhìn vào tất cả những gì đã được ứng cử viên M.Romney công khai thể hiện và rồi được trình bày trong tài liệu nói trên thì có thể thấy đối thủ chính trị của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa có được đối sách thể hiện sự khác biệt đáng kể so với ông B.Obama để có thể thuyết phục cử tri Mỹ. Sự khác biệt có chăng chỉ ở cách thức thực hiện và mức độ quan hệ với Nga, Trung Quốc và Israel.
Ông M.Romney đề ra mục tiêu giành và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới cho nước Mỹ. Điều mà Tổng thống và ứng cử viên tổng thống nào ở Mỹ cũng cam kết bởi đó cũng là điều cử tri Mỹ rất muốn nghe. Ông M.Romney chủ định tỏ thái độ kiên quyết hơn với Nga và Trung Quốc nhưng lại không cho biết sẽ vận hành trên thực tế như thế nào. Tương tự như vậy đối với Israel, ứng cử viên M.Romney phê trách Tổng thống B.Obama sao nhãng Israel, nhưng lại không nói ra được những việc cụ thể ông có thể làm cho quốc gia này nếu ông trúng cử. Hay như với Iran, ứng cử viên M.Romney cũng chỉ lặp lại quan điểm xưa nay của Mỹ là không để cho Iran có vũ khí hạt nhân và không loại trừ khả năng tấn công quân sự Iran chứ chưa đưa ra được khả năng giải pháp nào cho cả cuộc xung đột giữa Israel và Palestine ở Trung Đông cũng như vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên.
Trong tài liệu nói trên, ông M.Romney chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Mỹ và EU, nhưng lại không đề cập đến vai trò Mỹ có thể làm để giúp EU thoát khỏi khủng hoảng tài chính hiện tại. Tất cả những khu vực và đối tác khác dường như không có tầm quan trọng gì đối với ông M.Romney. Những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu như chống khủng bố quốc tế hay bảo vệ khí hậu trái đất, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc hay đàm phán kết thúc Vòng đàm phán Doha của WTO, cải tổ Liên hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đều nằm ngoài chương trình nghị sự đối ngoại của ông M.Romney.
Qua đó có thể thấy, ứng cử viên tổng thống Mỹ này chưa thể hoạch định ra một cương lĩnh tranh cử về đối ngoại, mang tính chiến lược hay tầm nhìn cho thời gian nhiệm kỳ tổng thống tới và thậm chí xa hơn nữa. Cái may đối với ứng cử viên M.Romney là cả lần bầu cử tổng thống này chuyện đối ngoại chắc chắn không quyết định thắng bại mà vẫn là chuyện tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm cũng như ai được công nhận là có khả năng lãnh đạo nước Mỹ nói chung tốt hơn. Cái rủi ro đối với các đối tác bên ngoài trong trường hợp ông M.Romney đắc cử là chính sách đối ngoại khi đó sẽ bị các thế lực bên ngoài chi phối, thậm chí là thao túng, và nguy cơ chuyển từ thái cực này sang thái cực khác rất lớn, khả năng điều chỉnh chính sách như đột biến luôn tiềm tàng. Khi ấy, tác động sẽ rất khó lường./.
Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa  (03/08/2012)
Thêm một tảng băng mới trong quan hệ Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ  (03/08/2012)
Campuchia - Lào - Việt Nam hỗ trợ Tam giác phát triển  (03/08/2012)
Hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp nhà nước và vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”  (03/08/2012)
Hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp nhà nước và vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”  (03/08/2012)
Hà Nội cần 86 nghìn tỉ đồng để xây đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô  (02/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên