Hội nghị Campuchia-Lào-Việt Nam về tam giác phát triển
Ngày 2-8-2012, Hội nghị lần thứ 4 Ủy ban Đối ngoại ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam về khu vực Tam giác phát triển (CLV-DTA) đã khai mạc tại Nghệ An. Với chủ đề “Vai trò của Quốc hội trong việc hỗ trợ khu vực Tam giác phát triển”, Hội nghị nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác vì sự phát triển khu vực biên giới giữa ba nước.
Tham dự có Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác Quốc tế, Thông tin và Truyền thông Quốc hội Vương quốc Campuchia do ngài Chheang Vun, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban dẫn đầu. Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do đồng chí Koukeo Akkamonty, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban dẫn đầu. Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam do đồng chí Trần Văn Hằng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban dẫn đầu.
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện nhiều bộ, ngành liên quan và chính quyền các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đặc biệt vì năm 2012 được chọn là Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia, đồng thời là Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào. Ba nước triển khai nhiều hoạt động trọng thể nhân dịp Việt Nam và Campuchia kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Lào kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu nhấn mạnh, năm 2004, Thủ tướng ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam đã ký Tuyên bố Vientiane về việc thành lập khu vực tam giác phát triển giữa ba nước và thông qua Quy hoạch tổng thể tam giác phát triển với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định, an ninh của khu vực biên giới ba nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Hội nghị là diễn đàn quan trọng để các đại biểu Quốc hội, đại diện các bộ, ngành, địa phương liên quan của ba nước gặp gỡ, trao đổi thông tin và thảo luận về vai trò của Quốc hội trong việc hỗ trợ khu vực tam giác phát triển, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và đề ra phương hướng hợp tác trong lĩnh vực song phương và đa phương của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội ba nước.
Đánh giá vai trò của mỗi Quốc hội trong việc hỗ trợ khu vực tam giác phát triển là vô cùng cần thiết, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị với chức năng và thẩm quyền của mình, Quốc hội nói chung và Ủy ban Đối ngoại nói riêng cần tích cực ủng hộ các thỏa thuận mà Chính phủ ba nước đã ký kết, liên quan đến khu vực tam giác phát triển, đồng thời giám sát việc thực hiện hiệu quả những thỏa thuận này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, Hội nghị lần này nên tiếp tục xem xét về khả năng thành lập Ủy ban liên Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam và kế hoạch hành động của Ủy ban liên Quốc hội, nhằm giám sát và hỗ trợ việc thực hiện các chính sách, thỏa thuận để đạt được những kết quả thực chất.
Cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, Quốc hội ba nước, giữa các cơ quan của Chính phủ cũng như giữa các địa phương ba nước trong và ngoài khu vực tam giác phát triển cần được tăng cường và đi vào thực chất hơn để có thể phát huy những thành tựu đạt được và giải quyết những vướng mắc, tồn tại.
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Trần Văn Hằng cho biết khu vực tam giác phát triển trải dài trên 13 tỉnh biên giới ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam với 114.600km2, là nơi đầu nguồn của nhiều con sông có vai trò rất quan trọng về môi trường sinh thái, quốc phòng-an ninh của ba nước nói chung và của mỗi nước nói riêng.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ ba nước, trong thời gian qua, khu vực tam giác phát triển đã có bước phát triển nhanh, về cơ bản hoàn thành các mục tiêu đã được Chính phủ ba nước đặt ra. Nhân dân tại khu vực tam giác phát triển đang được trực tiếp hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên, sự đầu tư và hỗ trợ của ba Chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được qua gần 10 năm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể xây dựng tam giác phát triển còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực và chưa thực sự tạo được đột phá về phát triển kinh tế-xã hội. Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam vẫn là khu vực có trình độ phát triển thấp hơn các khu vực khác, hạ tầng phát triển còn chậm so với kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các dự án còn hạn hẹp trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đòi hỏi cần có sự quan tâm và ưu tiên trong chính sách phát triển của mỗi nước. Điều này đòi hỏi cơ quan lập pháp của ba nước cần tiếp tục chung tay với Chính phủ ba nước trong việc hỗ trợ hơn nữa khu vực Tam giác phát triển.
Tại Lễ khai mạc, Trưởng đoàn Campuchia Chheang Vun, Trưởng đoàn Lào Koukeo Akhhamonty và lãnh đạo tỉnh Nghệ An phát biểu đều nhấn mạnh khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam được thành lập nhằm củng cố, tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước trên tinh thần láng giềng hữu nghị truyền thống. Đây là khu vực có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, an ninh và nhiều tiềm năng lớn về mặt kinh tế cần phải phát huy tối đa.
Với vai trò là đại biểu nhân dân, Quốc hội ba nước đã thúc đẩy và tiếp tục ủng hộ Chính phủ ba nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế khu vực tam giác để xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh sự phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh trật tự khu vực tam giác. Dựa trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của mình, mỗi nước sẽ góp phần củng cố an ninh, ổn định hợp tác phát triển trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mekong và các cơ chế hợp tác khác của khu vực.
Với hai phiên thảo luận, đại biểu ba nước tập trung thảo luận và đưa ra những đề xuất, sáng kiến hợp tác lập pháp nhằm tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khu vực tam giác phát triển; tăng cường hợp tác giữa ba Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam trong các hoạt động song phương và đa phương, góp phần tích cực đưa các hoạt động đối ngoại của Quốc hội ba nước đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Trước đó, Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam tham dự Hội nghị đã về thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Kim Liên, xã Nam Đàn, Nghệ An; tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Người./.
Tự phê bình và phê bình phải bắt đầu từ vấn đề cơ bản nhất  (02/08/2012)
Quảng Bình thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh  (02/08/2012)
Dạ hội thanh niên Quân đội Việt Nam - Lào: “Chung dãy Trường Sơn - Thắm tình đồng chí”  (01/08/2012)
Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày bản đồ cổ  (01/08/2012)
Các địa phương triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng  (01/08/2012)
Chuẩn bị tổ chức Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản  (01/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên