Kinh tế 6 tháng đã có những chuyển biến tích cực
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ 2011, trong đó, tăng trưởng quý 1 là 4%, quý 2 là 4,66%. Đây là con số cao hơn một chút so với con số ước tính của Chính phủ hồi đầu tháng Sáu, tuy nhiên đây vẫn là con số khá thấp và đặt ra nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu 6-6,5% của cả năm.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho rằng tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt “mức thấp” do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp. Tuy nhiên, từ quý 2 nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng. Giá trị tăng thêm của khu vực này đạt lần lượt 4,52% và 5,4%, so với con số 2,94% và 4,03% của quý 1.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,5% so với cùng kỳ 2011. Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp các tháng của quý 2 bước đầu có chuyển biến theo hướng tích cực.
Tổng cục Thống kê cũng cho rằng tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến chậm dẫn đến lượng tồn kho cao. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1-6-2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng thời điểm năm trước (chỉ số tồn kho cùng thời điểm năm trước là 15,9%).
Tuy vậy, theo Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp, hàng hóa tồn kho vẫn tăng ở mức cao nhưng đã có xu hướng tích cực trong vài tháng gần đây. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số tồn kho tháng 3 là 34,9%; tháng 4 là 32,1%; tháng 5 là 29,4% và tháng 6 là 26%. Hàng tồn kho nhiều phản ánh rõ tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, sáu tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 36.195 doanh nghiệp (giảm 12,5%) với số vốn đăng ký đạt 232 tỉ đồng (giảm 3,5%) so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm lên đến con số 26.324, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, theo Tổng cục Thống kê, sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 53,1 tỉ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 9,9 tỉ USD, giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 53,8 tỉ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011 (mức tăng thấp nhất kể từ sau năm 2009 là năm suy giảm kinh tế).
Do xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm nên nhập siêu 6 tháng đầu năm 2012 ước tính 685 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (nhập siêu cùng kỳ năm trước là 6,7 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu), mức nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua và là hệ quả của nền sản xuất vốn chủ yếu sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu nhưng do gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu đầu vào cho sản xuất giảm.
Do đó, theo Tổng cục Thống kê, cần có những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng lượng hàng xuất khẩu, từ đó kích thích thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu ở trong nước trong sự kiểm soát để có mức nhập siêu hợp lý.
Theo Tổng cục Thống kê, điểm sáng kinh tế sáu tháng là chỉ số giá tiêu dùng sáu tháng đầu năm biến động theo hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã giảm 0,26% so với tháng trước và ba tháng liên tiếp trước đó chỉ tăng thấp ở mức dưới 0,2% theo hướng mức tăng giảm dần. Đây là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục. Trong 9 năm qua, đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 giảm so với tháng trước.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm nay theo giá hiện hành ước tính đạt 431,7 nghìn tỉ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,5% GDP. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15-6-2012 ước tính đạt 316,8 nghìn tỉ đồng, bằng 42,8% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15-6-2012 ước tính đạt 376,8 nghìn tỉ đồng, bằng 41,7% dự toán năm./.
Cần cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương trong công tác Đảng hiện nay  (29/06/2012)
Cần cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương trong công tác Đảng hiện nay  (29/06/2012)
“Sức mạnh thông minh” và “Thế kỷ Thái Bình Dương”: nền tảng chiến lược đối ngoại của chính quyền Mỹ  (29/06/2012)
Kỳ họp thứ 4, Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2011 -2015  (29/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay