Tổng kết Đề án Tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển giai đoạn 2006-2011 và triển khai giai đoạn 2012 - 2020
Tới dự Hội nghị có đại diện Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, các bộ, ban, ngành hữu quan và 28 tỉnh, thành phố có đường bờ biển.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Trên cơ sở các mục tiêu đã xác định của Đề án giai đoạn 2012-2020, các dự án mở mới phải được rà soát cụ thể, chặt chẽ, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án tổng thể để lựa chọn các dự án bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo. Có lộ trình ưu tiên hợp lý cho các dự án cấp bách; chú trọng đầu tư đúng mức cho công tác điều tra, nghiên cứu ở các vùng biển xa bờ và các loại hình tài nguyên mới, góp phần phục vụ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc và thực hiện chế độ thông tin báo cáo về kết quả các dự án; tổ chức tốt sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động hợp tác quốc tế; chú trọng rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế, chính sách liên quan đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần tập trung xây dựng kế hoạch triển khai đề án năm 2012 và cả giai đoạn 2012-2020 với lộ trình hợp lý để có kế hoạch bố trí nguồn vốn thực hiện; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án và triển khai đóng mới tàu điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trưởng biển.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, sau 5 năm triển khai (2006 - 2011), đã có 18/20 dự án thuộc Đề án được phê duyệt và triển khai với tổng kinh phí gần 2.000 tỉ đồng. Các dự án đã huy động và sử dụng được tối đa năng lực trang thiết bị nghiên cứu biển hiện có, nguồn nhân lực có trình độ cao ở các cơ quan, đơn vị trong cả nước, phục vụ cho công tác điều tra cơ bản và quản lý về tài nguyên môi trường biển… Những kết quả đạt được của Đề án đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước về điều tra các dạng tài nguyên biển, môi trường biển, trắc địa biển, địa chất khoáng sản, địa động lực, địa chất môi trường và tai biến thiên nhiên trên các vùng biển Việt Nam; đồng thời, là nguồn cơ sở dữ liệu tin cậy phục vụ cho nhu cầu của các bộ, ngành và các địa phương ven biển trong hoạch định chính sách, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội.
Thông qua Đề án, lần đầu tiên hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển Việt Nam có tính đồng bộ, đáng tin cậy đã được xây dựng, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý tài nguyên môi trường biển, quản lý nhà nước thống nhất về biển và hải đảo, nhằm phát triển bền vững kinh tế biển cũng như giữ vững chủ quyền biển đảo.
Giai đoạn 2012- 2020, Đề án Tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển sẽ tập trung thực hiện 3 mục tiêu là: hoàn thiện cơ sở pháp lý về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên - môi trường biển Việt Nam, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, hiện đại, có độ tin cậy cao; hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống tổ chức, quản lý và đội ngũ cán bộ trung bình khá trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện, đã có 7 bộ, ban, ngành và 22 địa phương ven biển có văn bản đề xuất mở mới giai đoạn 2012 - 2020 của Đề án tổng thể gồm 229 dự án với tổng kinh phí dự kiến hơn 5.600 tỉ đồng. Trên cơ sở các tiêu chí và nguyên tắc lựa chọn các dự án mở mới và ý kiến đóng góp của Hội đồng tư vấn sơ tuyển, Ban Chỉ đạo Nhà nước xem xét quyết định các dự án mở mới giai đoạn 2012-2020./.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng  (25/06/2012)
Giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - EU  (25/06/2012)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm