Luật Quản lý thuế: Công khai giá tránh lỗ giả lãi thật
23:31, ngày 30-05-2012
Một loạt những thay đổi trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế sẽ được trình Quốc vào ngày mai 31-5 đang được dư luận khá chú ý. Những quy định mới về tăng mức xử phạt hay việc siết chặt quản lý nộp thuế của doanh nghiệp đang hy vọng sẽ giảm bớt tình trạng doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế hay thậm chí “mất tích” trước khi cơ quan thuế tới làm việc.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam về vấn đề này.
- Chống thất thu, giảm nợ thuế là một trong những mục tiêu hướng đến của dự thảo Luật quản lý thuế lần này, trong đó mức phạt chậm nộp thuế từ 0,05% một ngày đã được điều chỉnh lên thành 0,07% một ngày. Theo đồng chí, mức này đã đủ sức răn đe?
Đồng chí Nguyễn Thị Cúc: Tôi nghĩ rằng mức phạt bao nhiêu là vừa phải cũng do từng quan điểm. Các doanh nghiệp đã khó khăn rồi thì chúng ta cho tỷ lệ vừa phải. Trước đó còn có ý kiến nâng lên thành 0,1% một ngày nhưng tôi nghĩ cái gì vừa phải thì người ta chấp nhận được, càng phạt thì lại càng chồng chất. Tôi cho rằng, mức phạt tối đa là 0,07% một ngày.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải quan tâm là việc hướng dẫn thi hành luật. Theo quy định, tất cả các khoản tiền phạt không được hạch toán vào chi phí trước thuế. Như thế, với mức 0,07%/ngày, mức lãi suất sẽ là khoảng 25%/năm, nặng nề quá với doanh nghiệp. Trong khi nếu để 0,05% mức lãi suất chỉ khoảng 18%/năm. Bởi thế, chúng ta nên bàn xem để 0,05% hay 0,07%. Nếu là 0,07% thì nên để doanh nghiệp hạch toán vào chi phí.
- Cũng về việc siết quản lý thuế, dự thảo Luật quản lý thuế lần này có điểm gì mới giúp chống tình trạng gian lận, trốn thuế hay việc “lỗ giả, lãi thật” của các doanh nghiệp, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Cúc: Dự thảo lần này đưa vào một nội dung là thỏa thuận giá trước, đặc biệt là giữa các bên có quan hệ liên kết. Ví dụ, các doanh nghiệp khi vào Việt Nam kinh doanh thì phải có giá nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra, nguyên tắc xác định giá trước để cùng cơ quan thuế bàn cách tính một cách rõ ràng.
Thực tế đang có tình trạng giá thực một đằng nhưng doanh nghiệp lại nâng giá lên một nẻo, hay chuyện doanh nghiệp báo giá làm sao lỗ ở Việt Nam nhưng lãi ở công ty mẹ. Bởi thế, để tránh tình trạng này thì cơ quan thu thuế, người nộp thuế thỏa thuận giá trước để công khai giá, đảm bảo chống chuyển giá, tránh tình trạng lỗ giả lãi thật.
Đây là nội dung mới mà các nước đã có nhưng Việt Nam thì chưa và tôi nghĩ, quy định này sẽ có hiệu quả.
Ngoài ra, theo tôi, hành vi nào là gian lận và trốn thuế thì cần phải hướng dẫn chuẩn xác hơn. Trước đây chúng ta đã có quy định rồi nhưng chưa hợp với thực tế. Ví dụ hành vi không kê khai quyết toán thuế trong phạm vi 90 ngày là coi hành vi không trung thực để phạt thì hơi nặng. Thực ra doanh nghiệp vẫn hạch toán bình thường, chỉ là nộp chậm. Bởi thế, những hành vi thế nào là gian lận, trốn thuế cần hướng dẫn chuẩn xác hơn, cần quy định thành các nhóm hành vi, nhóm nào phạt 1 lần, nhóm nào 2 lần.
- Một điểm mới khác là, người nộp thuế có thể nộp dần thuế nhưng phải có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Theo đồng chí, sự thay đổi này có thể ý nghĩa gì?
Đồng chí Nguyễn Thị Cúc: Theo dự thảo, người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế quyết định cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng. Tuy nhiên, việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Tôi cho rằng đây là biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, mức phạt cũng đã đề nghị giảm bớt. Tuy nhiên theo tôi, cần xem xét là với các trường hợp chưa thực hiện cưỡng chế này thì ngân hàng có đủ điều kiện đảm bảo tính an toàn, tin cậy hay không.
Với thuế xuất nhập khẩu thu tại cửa khẩu, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng ân hạn thời gian nộp thuế bỏ trốn. Như thế, chúng ta không thể thu hồi được khoản thuế đã ân hạn. Quy định mới cũng đề cập về việc bảo lãnh. Doanh nghiệp muốn không phải nộp thuế ngay thì phải được đảm bảo còn tồn tại và hải quan có thể thu thuế được. Như hiện nay, chúng ta ân hạn mà không nắm được cụ thể thì khi tìm đến nhiều doanh nghiệp thậm chí không còn ở địa chỉ đó nữa.
- Xin cảm ơn bà.
- Chống thất thu, giảm nợ thuế là một trong những mục tiêu hướng đến của dự thảo Luật quản lý thuế lần này, trong đó mức phạt chậm nộp thuế từ 0,05% một ngày đã được điều chỉnh lên thành 0,07% một ngày. Theo đồng chí, mức này đã đủ sức răn đe?
Đồng chí Nguyễn Thị Cúc: Tôi nghĩ rằng mức phạt bao nhiêu là vừa phải cũng do từng quan điểm. Các doanh nghiệp đã khó khăn rồi thì chúng ta cho tỷ lệ vừa phải. Trước đó còn có ý kiến nâng lên thành 0,1% một ngày nhưng tôi nghĩ cái gì vừa phải thì người ta chấp nhận được, càng phạt thì lại càng chồng chất. Tôi cho rằng, mức phạt tối đa là 0,07% một ngày.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải quan tâm là việc hướng dẫn thi hành luật. Theo quy định, tất cả các khoản tiền phạt không được hạch toán vào chi phí trước thuế. Như thế, với mức 0,07%/ngày, mức lãi suất sẽ là khoảng 25%/năm, nặng nề quá với doanh nghiệp. Trong khi nếu để 0,05% mức lãi suất chỉ khoảng 18%/năm. Bởi thế, chúng ta nên bàn xem để 0,05% hay 0,07%. Nếu là 0,07% thì nên để doanh nghiệp hạch toán vào chi phí.
- Cũng về việc siết quản lý thuế, dự thảo Luật quản lý thuế lần này có điểm gì mới giúp chống tình trạng gian lận, trốn thuế hay việc “lỗ giả, lãi thật” của các doanh nghiệp, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Cúc: Dự thảo lần này đưa vào một nội dung là thỏa thuận giá trước, đặc biệt là giữa các bên có quan hệ liên kết. Ví dụ, các doanh nghiệp khi vào Việt Nam kinh doanh thì phải có giá nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra, nguyên tắc xác định giá trước để cùng cơ quan thuế bàn cách tính một cách rõ ràng.
Thực tế đang có tình trạng giá thực một đằng nhưng doanh nghiệp lại nâng giá lên một nẻo, hay chuyện doanh nghiệp báo giá làm sao lỗ ở Việt Nam nhưng lãi ở công ty mẹ. Bởi thế, để tránh tình trạng này thì cơ quan thu thuế, người nộp thuế thỏa thuận giá trước để công khai giá, đảm bảo chống chuyển giá, tránh tình trạng lỗ giả lãi thật.
Đây là nội dung mới mà các nước đã có nhưng Việt Nam thì chưa và tôi nghĩ, quy định này sẽ có hiệu quả.
Ngoài ra, theo tôi, hành vi nào là gian lận và trốn thuế thì cần phải hướng dẫn chuẩn xác hơn. Trước đây chúng ta đã có quy định rồi nhưng chưa hợp với thực tế. Ví dụ hành vi không kê khai quyết toán thuế trong phạm vi 90 ngày là coi hành vi không trung thực để phạt thì hơi nặng. Thực ra doanh nghiệp vẫn hạch toán bình thường, chỉ là nộp chậm. Bởi thế, những hành vi thế nào là gian lận, trốn thuế cần hướng dẫn chuẩn xác hơn, cần quy định thành các nhóm hành vi, nhóm nào phạt 1 lần, nhóm nào 2 lần.
- Một điểm mới khác là, người nộp thuế có thể nộp dần thuế nhưng phải có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Theo đồng chí, sự thay đổi này có thể ý nghĩa gì?
Đồng chí Nguyễn Thị Cúc: Theo dự thảo, người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế quyết định cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng. Tuy nhiên, việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Tôi cho rằng đây là biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, mức phạt cũng đã đề nghị giảm bớt. Tuy nhiên theo tôi, cần xem xét là với các trường hợp chưa thực hiện cưỡng chế này thì ngân hàng có đủ điều kiện đảm bảo tính an toàn, tin cậy hay không.
Với thuế xuất nhập khẩu thu tại cửa khẩu, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng ân hạn thời gian nộp thuế bỏ trốn. Như thế, chúng ta không thể thu hồi được khoản thuế đã ân hạn. Quy định mới cũng đề cập về việc bảo lãnh. Doanh nghiệp muốn không phải nộp thuế ngay thì phải được đảm bảo còn tồn tại và hải quan có thể thu thuế được. Như hiện nay, chúng ta ân hạn mà không nắm được cụ thể thì khi tìm đến nhiều doanh nghiệp thậm chí không còn ở địa chỉ đó nữa.
- Xin cảm ơn bà.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm AIA  (30/05/2012)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp Phó Chủ tịch IFC  (30/05/2012)
Sudan muốn mở rộng hợp tác công nghệ thông tin với Việt Nam  (30/05/2012)
Việt Nam lên án vụ sát hại hơn 100 thường dân tại Syria  (30/05/2012)
Phát huy truyền thống anh hùng: Gia Viễn vững bước đổi mới và phát triển  (30/05/2012)
Đột phá trong quy hoạch, quản lý việc sử dụng, tích tụ đất nông nghiệp  (30/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay