Tìm giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long
00:17, ngày 14-03-2012
TCCSĐT - Làm thế nào để nâng cao tính năng động, tính minh bạch và năng lực điều hành của chính quyền cấp tỉnh; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh là nội dung chính của Hội thảo “Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011- khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ban điều hành dự án USAID/VNCI phối hợp tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 13-3-2012.
Tham dự Hội thảo có đại diện VCCI, Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ, đại diện Ban điều hành dự án USAID/VNCI, lãnh đạo các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo báo cáo của VCCI chi nhánh Cần Thơ, năm 2011, kết quả PCI của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã sụt giảm đáng kể so với năm 2010. Năm 2010, lần đầu tiên cả 13 tỉnh, thành trong khu vực đều được xếp vào nhóm khá đến rất tốt, không có tỉnh thành thứ hạng trung bình trở xuống. Trong 10 tỉnh dẫn đầu PCI cả nước thì ĐBSCL có đến 5 tỉnh. Tuy nhiên, năm 2011, xu hướng chung về PCI ở ĐBSCL là “thăng hạng ít, sụt hạng nhiều và sụt rất nặng”.
Trong 13 tỉnh, thành chỉ có 3 tỉnh thăng hạng nhưng có đến 10 tỉnh, thành giảm thứ hạng. Ba tỉnh thăng hạng là Long An tăng 9 hạng, xếp thứ 3 cả nước; Sóc Trăng tăng từ hạng 17 lên hạng 15, Cà Mau từ hạng 51 tăng lên hạng 32. Trong số các tỉnh sụt hạng, Vĩnh Long nhiều năm liền ở nhóm rất tốt nhưng năm 2011 đã đến 45 hạng, từ hạng 9 xuống hạng 54; Trà Vinh từ hạng 4 rớt xuống hạng 42 (giảm 38 bậc), Hậu Giang từ hạng 8 giảm còn hạng 43 (giảm 35 bậc), Bến Tre từ hạng 10 giảm xuống hạng 30 (giảm 20 bậc).
Trong 9 chỉ số thành phần dùng để khảo sát PCI của năm 2011 ở các tỉnh, thành ĐBSCL, chỉ có chỉ số duy nhất là “Chi phí gia nhập thị trường” cả 13 tỉnh, thành phố là tăng điểm. Sụt giảm điểm mạnh nhất các chỉ số về “Tính năng động tiên phong của lãnh đạo”: 11/13 tỉnh giảm; “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”: 10/13 tỉnh giảm và rất sâu; chỉ số “Đào tạo lao động” cả 13/13 tỉnh, thành đều giảm; “Tiếp cận đất đai” có 10/13 tỉnh giảm điểm; “Tính minh bạch”: 8/13 tỉnh giảm điểm. Riêng các chỉ tiêu “Thiết chế pháp lý”, “Chi phí thời gian”, “Chi phí không chính thức” đều có chung kết quả là có 7 tỉnh tăng điểm, 6 tỉnh giảm điểm.
Nhận định chung được nêu ra tại hội thảo là: Trong 3 năm gần đây ĐBSCL đã có sự cải thiện mạnh mẽ về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tuy nhiên, kết quả PCI năm 2011 lại đang bộc lộ nhiều xu hướng đáng quan ngại. Cụ thể là đã có 10/13 tỉnh, thành sụt hạng, trong đó có 3 tỉnh sụt hạng rất sâu, từ thứ hạng tốp trên đã giảm đến 30- 40 bậc là Vĩnh Long (hạng 54), Trà Vinh (hạng 42), Hậu Giang (hạng 43). Trong 9 chỉ số thành phần để khảo sát PCI, điểm số gia tăng tập trung vào những chỉ tiêu thứ yếu, dễ thực hiện như: “chi phí gia nhập thị trường”, “chi phí thời gian”,... Trong khi đó, những chỉ tiêu quan trọng như: “tính năng động tiên phong của lãnh đạo”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”, “đào tạo lao động”… nhiều tỉnh lại giảm mạnh. Riêng 2 chỉ tiêu vốn là điểm mạnh của các tỉnh, thành ĐBSCL những năm trước, được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm là “tính năng động tiên phong của lãnh đạo”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” lại có đến 7 tỉnh giảm trên 2 điểm, cá biệt có tỉnh giảm đến trên 3 điểm, trên 4 điểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm thứ hạng PCI của các tỉnh, thành ĐBSCL năm 2011. Trong đó nổi lên là: Có sự lơ là, chủ quan của chính quyền một số tỉnh trong việc cải thiện PCI (các tỉnh này vốn đã đạt thứ hạng PCI cao trong những năm trước); nhiều địa phương khác trong nước đã có những nỗ lực vượt bậc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; những tỉnh, thành từng ở tốp trên ngày càng khó cải thiện, gia tăng mức độ hài lòng của doanh nghiệp so với các tỉnh ở tốp dưới; một số địa phương từng có điểm số PCI cao nhưng năm 2011 thu hút đầu tư giảm, thiếu quan tâm đào tạo lao động, thiếu tính minh bạch… nên không thu hút các doanh nghiệp đến làm ăn; chính quyền thiếu sâu sát để giúp đỡ khi doanh nghiệp gặp khó khăn…
Hội thảo đã thống nhất đề xuất một số giải pháp mà chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần quan tâm để nâng cao năng lực điều hành, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng sức hút với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính theo hướng UBND các tỉnh, thành ban hành chương trình, kế hoạch hành động nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh trên cơ sở xem xét các chỉ số PCI. Mục tiêu chung là “Đưa chính quyền đến gần hơn, thân thiện hơn với doanh nghiệp”.
- Tăng cường cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động của hệ thống chính quyền, các số liệu cơ bản về kinh tế, xã hội, các chính sách mới… cho doanh nghiệp.
- Các tỉnh, thành cần tổ chức các hội thảo chuyên sâu về PCI để học tập những mô hình thành công về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, qua đó trình bày với doanh nghiệp chương trình hành động của địa phương nhằm cải thiện PCI.
- Chính quyền thường xuyên tổ chức đối thoại, mở các kênh tiếp thu ý kiến đóng góp, phản hồi của các doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc cũng như mong muốn của doanh nghiệp, từ đó sớm có giải pháp giúp đỡ, tháo gỡ nhằm cải thiện PCI của tỉnh./.
Dân chủ càng được đề cao thì dân sinh càng được nhấn mạnh  (14/03/2012)
AVSE thúc đẩy hợp tác với các cơ quan Việt Nam  (14/03/2012)
Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với báo chí  (13/03/2012)
Đổi mới để nâng cao chất lượng công tác Hội phụ nữ  (13/03/2012)
Việt Nam-Campuchia đẩy mạnh hợp tác quốc phòng  (13/03/2012)
"Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện"  (13/03/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm