Tuyên truyền bình đẳng giới: chọn trúng vấn đề phù hợp với địa bàn, đối tượng tuyên truyền
16:12, ngày 08-03-2012
TCCSĐT - Thời gian qua, truyền thông đại chúng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, định hướng cộng đồng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới. Để công tác truyền thông về giới, bình đẳng giới đạt hiệu quả, cần nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới cho những người làm công tác truyền thông. Một khi họ nhận thức đúng và đủ tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển của xã hội, họ sẽ có kế hoạch tuyên truyền về vấn đề này tốt hơn.
Phương tiện truyền thông với bình đẳng giới
Nói một cách khái quát, bình đẳng giới (BĐG) là việc nam, nữ có quyền, nghĩa vụ, cơ hội, được hưởng lợi ích như nhau trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình. Vấn đề trung tâm của BĐG là không có hành vi phân biệt đối xử về giới trên tất cả các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực, sự BĐG lại được hiện thực hóa bằng vô số hành vi. Như trong lĩnh vực lao động, BĐG được cụ thể hoá ở sự không phân biệt, đối xử về giới trên các mặt: Tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi tuyển dụng; chế độ, điều kiện lao động, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội; tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo; tiêu chuẩn chuyên môn, vốn trong thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh; quyền được tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường, công nghệ... phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc tuyên truyền BĐG một cách chung chung, không mang lại hiệu quả thiết thực.
Nói một cách khái quát, bình đẳng giới (BĐG) là việc nam, nữ có quyền, nghĩa vụ, cơ hội, được hưởng lợi ích như nhau trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình. Vấn đề trung tâm của BĐG là không có hành vi phân biệt đối xử về giới trên tất cả các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực, sự BĐG lại được hiện thực hóa bằng vô số hành vi. Như trong lĩnh vực lao động, BĐG được cụ thể hoá ở sự không phân biệt, đối xử về giới trên các mặt: Tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi tuyển dụng; chế độ, điều kiện lao động, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội; tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo; tiêu chuẩn chuyên môn, vốn trong thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh; quyền được tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường, công nghệ... phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc tuyên truyền BĐG một cách chung chung, không mang lại hiệu quả thiết thực.
Mặt khác, các hành vi mang tính phân biệt đối xử về giới có sự phân hóa khá rõ theo tổ chức dân cư (đô thị, nông thôn); theo khu vực địa lý (miền núi, đồng bằng, hải đảo); theo đối tượng (nam – nữ, chính quyền – nhân dân; tổ chức – cá nhân)... Cuối cùng, là sự giới hạn “đích đến” của phương tiện truyền thông. Một vấn đề, được tuyên truyền trên phương tiện truyền thông, dù là báo viết, báo nói, báo hình hay báo mạng không thể thu hút, phổ cập hết đến mọi địa bàn, mọi đối tượng.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, việc nâng cao hiệu suất, chất lượng tuyên truyền về BĐG trên các phương tiện thông tin đại chúng phải gắn với việc lựa chọn vấn đề tuyên truyền, cũng như phù hợp với địa bàn và đối tượng tuyên truyền.
Ưu tiên tuyên truyền theo phạm vi ảnh hưởng của cơ quan báo chí
Lâu nay việc tuyên truyền BĐG trên nhiều phương tiện truyền thông, chủ yếu mới dừng lại ở việc đưa tin về văn bản pháp luật, giới thiệu các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm... về BĐG.
Khi Chính phủ ban hành Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 4-6-2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BĐG; Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10-6-2009 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong BĐG v.v... thì tất cả các phương tiện truyền thông trong cả nước đều dồn dập đưa tin, giới thiệu nội dung chính của văn bản, bình luận ý nghĩa, mục đích của BĐG. Việc tuyên truyền này là rất cần thiết, nhưng chưa đủ để truyền tải ý nghĩa lớn lao, lợi ích thiết thực trong thực hiện BĐG. Còn chưa nhiều những bài báo có sức truyền cảm lớn, gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, hoặc tạo áp lực hay khích lệ việc đưa văn bản pháp luật về BĐG vào hiện thực cuộc sống. Nguyên nhân sâu xa là do chọn vấn đề tuyên truyền còn mang tính chung chung, hoặc đề cập đến những vấn đề chưa thật cấp thiết, chưa phù hợp với tổ chức dân cư, khu vực địa lý mà cơ quan báo chí của mình có sức ảnh hưởng. Chẳng hạn, một tờ báo có sức ảnh hưởng chủ yếu ở đô thị, tuyên truyền tác hại của nạn tảo hôn sẽ không thu hút sự quan tâm của độc giả bằng vấn đề: cùng chia sẻ công việc trong gia đình và nuôi dạy con cái.
Một nguyên tắc chung là, có những nhóm hành vi phân biệt đối xử về giới, có mặt ở nhiều khu vực địa lý, nhưng thường chỉ xuất hiện với một độ cao ở những địa bàn nhất định. Gia trưởng là hành vi phân biệt đối xử có ở hầu hết gia đình Việt Nam, nhưng là vấn nạn phổ biến ở khu vực nông thôn hơn là đô thị. Ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vấn đề trung tâm của BĐG là nạn tảo hôn, không đăng ký kết hôn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cặp vợ chồng trẻ chưa đủ kiến thức cuộc sống đủ năng lực tạo ra nền tảng kinh tế vững chắc, đã phải bước vào cuộc sống gia đình, dẫn đến tình trạng ly hôn, ly thân khá cao. Ở huyện Cư M’gar, thuộc tỉnh Đắc Lắc, xu hướng ly hôn ngày càng cao qua các năm: Năm 2006 có 66 vụ ly hôn; 2007 có 86 vụ; 2008 là 120 vụ; 6 tháng đầu 2009 có 66 vụ. Đặc biệt, có tới 50% số vụ rơi vào các gia đình trẻ, độ tuổi từ 20 – 35, và phần đông trong số đó kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. Điều đó cho thấy, nạn tảo hôn không có dấu hiệu suy giảm trong thời điểm hiện tại. Mặc dù tảo hôn là một vấn nạn của BĐG, nhưng tuyên truyền về nạn tảo hôn trên báo viết, báo mạng chỉ có tác động gián tiếp, còn với báo nói, báo hình, do diện phủ sóng đạt tới trên 90% diện tích lãnh thổ, vừa có tác động gián tiếp vừa tác động trực tiếp đến địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, hành vi của các cư dân ở đây. Nói như vậy không có nghĩa là báo viết, báo mạng không nên tuyên truyền về nạn tảo hôn, mà mỗi một cơ quan báo chí cần cân nhắc, chọn ra những vấn đề ưu tiên nhất trong tuyên truyền BĐG sao cho “đắc địa” nhất với phạm vi ảnh hưởng của mình.
Lựa chọn đối tượng là “đích đến”
Hiệu suất, khả năng truyền tải thông điệp, khả năng gây ảnh hưởng và thu hút độc giả phụ thuộc vào “đích đến”, tức là nhằm đến đối tượng nào. Khi chọn một chủ đề, chẳng hạn, về những người phụ nữ sau khi sinh con bị mất việc làm (chủ cơ sở sản xuất không tiếp nhận trở lại), thì nội dung, hình thức bài báo phải phù hợp với đối tượng mà ta hướng đến. Nếu đối tượng hướng đến, là chính quyền các cấp, cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách, thì bài báo nên sử dụng phương pháp thống kê, so sánh. Thống kê số liệu theo thời kỳ để thấy diễn tiến của tình hình, so sánh số người mất việc trên tổng lao động để thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề v.v... Như vậy, bài báo có sức thuyết phục hơn. Trong trường hợp, đích đến là chính bản thân những người trong cuộc, thì cần chọn một điển hình có sức lay động nhất (nghĩa là có sức cảnh báo đến những đối tượng đã và có khả năng mất việc), chỉ ra được những vi phạm về mặt pháp luật của chủ cơ sở và cách mà những người mất việc có thể đòi lại quyền lợi của mình.
Cũng là viết về mô hình vay vốn, tạo việc làm ở nông thôn, nhưng đích đến là chính quyền, các nhà hoạch định chính sách, thì nội dung bài báo cần khẳng định có thể nhân rộng mô hình này không, còn đích đến là người dân thì cần làm rõ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay v.v...
Một khía cạnh khác của “đích đến” là chúng ta thường quan tâm đến chủ thể của hành vi phân biệt đối xử, mà ít để ý đến đối tượng bị phân biệt đối xử. Chúng ta phê phán, lên án người chồng gia trưởng, ngược đãi vợ con; chủ cơ sở sản xuất phân biệt đối xử về giới mà bỏ qua cái “lỗi” của người bị phân biệt, là nhận thức về BĐG còn hạn chế, đã tự đánh mất quyền bình đẳng của mình bằng những quan niệm cũ, tự trói mình với “Tam tòng, tứ đức”; hoặc “xấu chàng hổ ai”. Chính ý thức cam chịu đã tạo điều kiện cho đối tượng phân biệt đối xử có ảo tưởng về quyền lực không chính đáng của mình.
Chủ đề lan tỏa
Sự phân biệt đối xử về giới có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và đàn ông. Xét tình hình thực tế nước ta, bị phân biệt đối xử nhiều nhất là chị em phụ nữ. Vì vậy, tuyên truyền về BĐG cũng thường gắn với “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” mà nước ta có hẳn một Ủy ban quốc gia. BĐG có nội dung rất rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, lĩnh vực nào cũng quan trọng, có tác động thiết thực đến sự tiến bộ của chị em. Tuy vậy, trong tuyên truyền, ta cũng có thể chọn một vấn đề có tác động lan tỏa đến nhiều mặt của BĐG, chẳng hạn như kinh tế. Chừng nào chị em chưa độc lập về kinh tế thì vấn đề BĐG chưa thể giải quyết triệt để.
Ở nước ta, luật pháp quy định phụ nữ và nam giới đều có quyền và có khả năng thực hiện, quản lý tài nguyên đất đai, nhưng ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân và chính quyền cấp xã, huyện chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này. Cuộc khảo sát của Action Aid năm 2008 cho thấy, ở 6 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Thuận, Gia Lai, Trà Vinh, Vĩnh Long, tỷ lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang cả tên vợ, tên chồng chiếm tỷ lệ thấp: Hoà Bình và Lai Châu từ 1% - 5%; 4 tỉnh kia từ 10% - 15%. Số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại, chỉ mang tên chồng. Trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ là người sản xuất chủ yếu, song quyền tiếp cận và sử dụng đất đai lại bị xâm hại nghiêm trọng.
Đây là một thí dụ điển hình cho thấy, khi người phụ nữ không được bình đẳng về sở hữu tài sản, thì các quyền khác như bình đẳng tham gia, quyết định trong mọi công việc của gia đình; bình đẳng trong chia sẻ công việc gia đình và nuôi dạy con cái; bình đẳng trong tiếp cận cơ hội học tập nâng cao trình độ... sẽ không được bảo đảm.
Đứng từ góc độ tuyên truyền, có nhiều chủ đề có sức lan tỏa như vậy. Chẳng hạn khi viết về chủ đề “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ sự khác biệt về giới tính giữa nữ giới và nam giới”, sẽ tác động đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh của BĐG. Việc tập trung khai thác những chủ đề có sức lan tỏa sẽ làm cho bài báo có sức ảnh hưởng sâu rộng, tạo ra sự cộng hưởng của dư luận xã hội.
BĐG là một đề tài rộng lớn, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Để nâng cao hiệu suất, chất lượng tuyên truyền về vấn đề này, cần nhận thức sâu sắc tính giới hạn của mỗi loại hình phương tiện truyền thông (báo nói, báo viết, báo hình, báo mạng) để có cách tiếp cận và khai thác sao cho phù hợp với đối tượng, địa bàn phản ảnh; sử dụng linh hoạt các phương thức, thủ pháp phản ảnh báo chí và chọn ra được vấn đề có sức lan tỏa, tạo ra hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng sâu rộng nhất./.
Tô Hiệu - người cộng sản kiên trung, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc  (08/03/2012)
Việt Nam sẵn sàng cùng Ukraine đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới  (08/03/2012)
Quyết tâm, chủ động, phòng đi đôi với chống, không coi nhẹ mặt nào trong phòng chống, tham nhũng  (08/03/2012)
Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng là đòi hỏi cấp thiết  (08/03/2012)
Giá xăng tăng 2.100 đồng/lít  (07/03/2012)
5 năm - Một chặng đường tự hào của phong trào phụ nữ  (07/03/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên