Việt Nam được kỳ vọng tại Hội nghị về TPP
Từ 14 đến 18-6, đại diện thương mại 8 nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tham gia vòng thương thảo thứ 2 về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương tại Xan Phơ-ran-xi-cô (San Francisco, Mỹ).
TPP vốn là thỏa thuận giữa 4 quốc gia trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là Xin-ga-po, Bru-nây, Niu Di-lân và Chi-lê, nay mở rộng thêm 4 nước khác là Việt Nam, Mỹ, Ô-xtrây-li-a và Pê-ru.
Giới doanh nhân Mỹ kỳ vọng Hiệp định đang thương thảo này có thể mở ra các cơ hội tốt cho hàng xuất khẩu Mỹ.
Do đã đạt được Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Xin-ga-po, Chi-lê, Pê-ru và Ô-xtrây-li-a, đích nhắm của nhiều nhà xuất khẩu Mỹ qua thỏa thuận TPP này là Việt Nam, quốc gia giàu tiềm năng với dân số hơn 86 triệu người.
Theo giới phân tích, Việt Nam sẽ là quốc gia được chú ý nhất trong số các nước tham dự Hội nghị sắp tới và TPP sẽ nhắm nhiều nhất tới Việt Nam.
Được khởi động ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Xin-ga-po vào cuối năm 2009, vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ mở rộng TPP đã diễn ra tại Men-bơn (Ô-xtrây-li-a) từ ngày 15-19-3-2010./.
Năm 2011 lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế  (15/06/2010)
Thông cáo số 20, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XII  (15/06/2010)
Giới thiệu chính sách mới số 203  (15/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên