IMF: Kinh tế toàn cầu sẽ ảm đạm hơn trong năm 2012
18:11, ngày 04-01-2012
TCCSĐT - Năm 2011 khép lại nhưng tốc độ phục hồi của nhiều nền kinh tế phát triển vẫn đang “dậm chân tại chỗ”; cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu đang tác động ngược lại toàn cầu khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại khả năng sụp đổ của Eurozone.
Theo nhà kinh tế trưởng của IMF Olivier Blanchard, kinh tế toàn cầu năm 2012 sẽ còn ảm đạm hơn cả năm 2008
|
Ông O.Blanchard lưu ý rằng: “các biện pháp không hoàn thiện hoặc nửa vời có thể khiến tình hình tồi tệ thêm”. Ông cảnh báo “sẽ còn khó khăn hơn mới đưa được nền kinh tế toàn cầu phục hồi đúng hướng trong năm 2012” bởi việc đó cần những chính sách táo bạo và mạnh mẽ, bao gồm kế hoạch củng cố quốc khố một cách đáng tin nhưng phải xuất phát từ thực tế, giúp các nước có khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó, các nước phải thực thi những kế hoạch đã tuyên bố và hợp tác hiệu quả với các bên có liên quan. Kết thúc bài tổng kết của mình, nhà kinh tế trưởng IMF hy vọng nhiều biện pháp thích đáng sẽ được áp dụng trong năm tới.
Nhận định của ông O.Blanchard được đưa ra sau khi Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết, IMF sẽ giảm dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2012 vì cuộc khủng hoảng nợ công đang “hoành hành” khu vực châu Âu.
Trước đó, ngày 13-9-2011, IMF đã đưa ra một báo cáo mang tên Triển vọng kinh tế thế giới năm 2012, trong đó dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ tăng 4% cả trong năm 2011 và năm 2012 (con số này là 5,1% năm 2010). IMF cũng giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2011 từ 2,5% (hồi tháng 6-2011) xuống còn 1,5%. Năm 2012, dự báo Mỹ chỉ tăng 1,8% chứ không phải 2,7% như ước tính trước đó.
Bà C.Lagarde cho biết: “tựu trung nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng sẽ tăng chậm. Các nền kinh tế phát triển sẽ phải đối mặt với sự phục hồi yếu và khó khăn vì tình trạng thất nghiệp cao đến khó tin”. Vì lý do này, bà C.Lagarde đã thúc giục các nhà lãnh đạo toàn cầu cần có những “hành động tập thể và táo bạo” nhằm ngăn các nền kinh tế chủ chốt không rơi vào trạng thái đình trệ.
Cũng trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 2012 này, IMF còn kêu gọi các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng thực hiện các biện pháp đã đề xuất hồi tháng 7 năm nay nhằm kìm hãm cơn khủng hoảng nợ công đang ngày càng lan rộng tại Eurozone. IMF khẳng định, các quốc gia thuộc Eurozone phải tôn trọng cam kết sẽ ban hành những cải tổ tài chính dài hạn và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm lãi suất nếu cuộc khủng hoảng còn tiếp tục diễn biến xấu hơn nữa.
Trong khi đó, IMF đề nghị các quan chức của Mỹ không nên vì giảm thâm hụt ngân sách quốc gia mà cắt giảm chi tiêu công mạnh tay, bởi điều này sẽ làm phương hại đến tốc độ phục hồi kinh tế của nước này. Hiện Mỹ cũng đang phải vật lộn với những rủi ro ngày càng tăng do thị trường nhà ở suy yếu cũng như sự giảm sút niềm tin từ người tiêu dùng và các công ty. Còn với các nước đang phát triển, IMF hy vọng tốc độ tăng trưởng vẫn mạnh mặc dù rủi ro kinh tế có thể vẫn cao.
Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, được dự đoán là sẽ tăng trưởng 9,5% trong năm nay, nhưng theo ước tính của IMF thì nước này chỉ tăng trưởng 9,0% trong năm 2012 vì sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng và vì các chính sách của Chính phủ nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng từ từ sau một thời gian tăng quá nhanh./.
Huyện đảo Cát Hải vượt khó phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn biển đảo bình yên  (04/01/2012)
Mỹ: Đảng Cộng hòa bắt đầu tranh cử tại bang Iowa  (04/01/2012)
Làng trẻ em SOS Quốc tế sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ trẻ em Việt Nam  (03/01/2012)
Hà Nội tăng cường kiểm tra để bảo đảm mùa lễ hội lành mạnh, an toàn  (03/01/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên