Thành lập Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2011 – 2016
Chiều 3-1-2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự Lễ công bố Nghị quyết thành lập Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Trao Nghị quyết và phát biểu chỉ đạo công tác của Hội đồng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Kế thừa kết quả hoạt động từ nhiệm kỳ trước, việc thành lập Hội đồng khoa học là một sự kiện quan trọng trong công tác hoàn thiện bộ máy, tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII. Với chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử đều đặt ra một nhiệm vụ mới đối với công tác của cơ quan lập pháp. Trước thực tiễn tình hình của đất nước hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và khó khăn, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, hoạt động nghiên cứu khoa học cần phải chủ động nắm bắt, làm tốt việc dự báo trước những vấn đề mới, những phát sinh trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Từ đó, tham mưu, hỗ trợ kịp thời công tác chỉ đạo xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học của Quốc hội; đồng thời xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ đắc lực tiến trình giải quyết các vấn đề đặt ra mà trọng tâm là cơ sở lý luận sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tình hình thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, trước mắt, Hội đồng khoa học phải khẩn trương kiện toàn tổ chức, xây dựng phương pháp, quy chế làm việc phù hợp đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động của Hội đồng. Ngoài ra, phải đặc biệt chú ý đến việc tận dụng, phát huy tốt nhất năng lực, trí tuệ của các thành viên trong Hội đồng; thu hút được đông đảo các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường đại học, cơ sở nghiên cứu tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học của Quốc hội, góp phần tạo thành khối vững mạnh, đóng góp tích cực vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Theo Nghị quyết, Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 thành viên, do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm Chủ tịch. Hội đồng có nhiệm vụ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Hội đồng cũng sẽ hỗ trợ việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch; xác định nhiệm vụ, quyết định mục tiêu, nội dung các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động thực tiễn./.
Hà Nội tăng cường kiểm tra để bảo đảm mùa lễ hội lành mạnh, an toàn  (03/01/2012)
Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người  (03/01/2012)
Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người  (03/01/2012)
Ngành tòa án cần tập trung nâng cao chất lượng xét xử, khắc phục bằng được án quá hạn  (03/01/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay