Hợp tác APEC 2011 đã đạt nhiều kết quả thực chất
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng đối với khu vực hiện nay, đặc biệt là nâng cao hợp tác khu vực trong bối cảnh mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng phó thiên tai và quản trị mở. Một điểm mới của hội nghị năm nay là các bộ trưởng đã có một số phiên đối thoại cùng đại diện các doanh nghiệp về các chủ đề được quan tâm nhiều tại khu vực.
Các bộ trưởng đánh giá hợp tác của APEC trong năm 2011 đã đạt nhiều kết quả thực chất, nhất là về tăng cường liên kết kinh tế khu vực, các nội dung và thách thức mới về thương mại, tăng trưởng xanh, ứng phó với thiên tai…
Các bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogor, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy chính sách sáng tạo, tăng cường hợp tác công-tư và đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, thế giới và khu vực đang bước sang một giai đoạn mới với nhiều thách thức nhưng cũng có vận hội lớn, các tiến trình hợp tác đều có bước phát triển rõ rệt theo hướng thực chất và gắn kết hơn, củng cố cục diện đa tầng nấc tiểu vùng, tiểu khu vực và khu vực.
Bộ trưởng đề xuất cần tạo dựng một cấu trúc khu vực bền vững, phù hợp với những thay đổi và tính đa dạng ở khu vực, tăng cường giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đáp ứng các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Bộ trưởng nhấn mạnh trong một cấu trúc khu vực đang định hình, vai trò trung tâm của ASEAN là hết sức quan trọng.
Tại phiên họp về thiên tai, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, thiên tai và biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề cấp bách, đặc biệt tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi phải hứng chịu tới 70% số các vụ thiên tai trên thế giới. Bộ trưởng ủng hộ việc APEC coi an ninh con người, đặc biệt là ứng phó với tình trạng khẩn cấp, là một trong những ưu tiên hợp tác.
Qua kinh nghiệm của Việt Nam, Bộ trưởng đề xuất APEC chú trọng nâng cao nhận thức cộng đồng, hợp tác cứu hộ cứu nạn trên biển, cử các đội cứu trợ, tái thiết và hoạt động nhân đạo, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp.
Các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố của Hội nghị kèm theo sáu văn kiện, các tuyên bố về “Ứng phó với thiên tai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” “Quản trị mở và tăng trưởng kinh tế” và “WTO, đàm phán Doha và chống chủ nghĩa bảo hộ.”
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có nhiều tiếp xúc song phương với các đồng nghiệp Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Malaysia, Thái Lan, Mexico... Các Bộ trưởng nhất trí cần tăng cường nỗ lực nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, phối hợp về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong các khuôn khổ hợp tác đa phương như APEC./.
Italy bắt đầu xúc tiến việc thành lập chính phủ mới  (13/11/2011)
Đương kim thủ tướng Kyrgyzstan đắc cử tổng thống  (13/11/2011)
Bốn nước châu Âu có nguy cơ phải rời Eurozone  (13/11/2011)
Cải cách kinh tế trên cở sở việc làm có chất lượng  (12/11/2011)
Armenia đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam  (12/11/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Hòa Bình  (12/11/2011)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay