Mỹ và Triều Tiên nối lại đàm phán hạt nhân
TCCSĐT - Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo cho biết, Mỹ và Triều Tiên sẽ tiến hành đàm phán lại về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên Stephen W.Bosworth sẽ được thay thế bằng Đại diện của Mỹ tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Glyn Davies.
Vòng đàm phán này được dự kiến tiến hành vào thứ hai và thứ ba tuần tới với sự tham gia của cả hai nhân vật trên. Trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên vẫn là Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye Gwan và đây sẽ là lần thứ ba kể từ tháng 7 năm nay hai bên trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với nhau. Chính bởi thế dư luận chung tỏ ra lạc quan nhiều hơn trước cả về triển vọng bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như khả năng giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nhấn mạnh, mục đích cuộc trao đổi vẫn chỉ là tiếp tục thăm dò xem liệu Triều Tiên đã sẵn sàng trở lại Diễn đàn đàm phán sáu bên ở Bắc Kinh về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay chưa mà thôi. Diễn đàn này được thành lập năm 2005 với sự tham gia của Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều tiên. Diễn đàn cũng đã có được nhiều phiên họp nhưng bị ngưng trệ từ năm 2008. Dù ông M. Toner quả quyết là việc thay Đặc phái viên chỉ là chuyện thay đổi nhân sự chứ không phải thay đổi chính sách nhưng dư luận vẫn để ý đến một sự khác biệt cơ bản. Đó là ông W.Bosworth, 71 tuổi là người vừa đảm trách nhiệm vụ Đặc phái viên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, vừa là giảng viên đạo học, còn ông G.Davies không chỉ là một trong những chuyên gia kỳ cựu nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ về Đông Á và về vấn đề hạt nhân mà giờ ông G.Davies chỉ "chuyên tâm" làm nhiệm vụ Đặc phái viên thay ông W.Bosworth.
Việc Mỹ và Triều Tiên thỏa thuận tiếp tục đối thoại được công bố trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Nado Yoshihiko thăm Hàn Quốc, khẳng định ủng hộ Hàn Quốc trong quan hệ với Triều Tiên và phối hợp hành động trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc cũng cử Đoàn cấp Phó Thủ tướng đi Triều Tiên và Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng vừa thăm Mỹ.
Trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Itar-Tass của Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhật khẳng định: Triều Tiên sẵn sàng trở lại Diễn đàn đối thoại sáu bên ở Bắc Kinh nhưng Mỹ không được đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào. Cho tới nay, Mỹ và Hàn Quốc vẫn đòi Triều Tiên phải chấm dứt chương trình hạt nhân và cho phép thanh sát viên vào kiểm tra các cơ sở hạt nhân. Cũng vì Diễn đàn này chưa được khởi động lại nên mọi tiếp xúc trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên đều rất có ý nghĩa./.
Trao tặng Hòa thượng Thích Thanh Tứ Huân chương Hồ Chí Minh  (23/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Sử học có vai trò to lớn trong giáo dục truyền thống, làm nên cốt cách người Việt Nam  (23/10/2011)
Chủ tịch nước tiếp trưởng phái đoàn EU và Đại sứ Iran  (22/10/2011)
Tổng Bí thư thăm Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng  (22/10/2011)
Thông cáo số 2 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII  (22/10/2011)
Những toan tính nguy hiểm  (22/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển