Doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước nối vòng tay
22:07, ngày 13-10-2011
TCCSĐT - Xuất phát từ nhu cầu và
tiềm năng của sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam trong và
ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, trong
hai ngày 12 và 13-10-2011, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài chủ trì và phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
(VINASME) tổ chức chương trình “Gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài
và doanh nhân trong nước”.
Đây là chương trình nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam và thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài. Gần 200 đại biểu doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài từ 29 nước, đại diện 17 hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, 180 doanh nghiệp từ các tỉnh, thành trong nước đại diện cho các ngành, nghề, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tham dự chương trình.
Với mục đích triển khai công tác ngoại giao kinh tế, công tác vận động doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tạo điều kiện gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực, chương trình đã trở thành diễn đàn để các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu khả năng, nêu nhu cầu hợp tác, phản ánh khó khăn, vướng mắc trong quá trình hợp tác kinh doanh, đầu tư và xuất khẩu hàng Việt Nam, nêu kiến nghị với các bộ, ngành và Chính phủ.
Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã đi thăm và làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu Việt Nam có uy tín tại Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên; thăm khu trưng bày gian hàng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, tìm đối tác xuất khẩu hàng Việt Nam và dự Hội thảo về “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam” tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam - số 2, Hoa Lư, Hà Nội. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vấn đề tổng quan liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; mối quan hệ, vai trò của doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc giới thiệu, quảng bá và kinh doanh hàng Việt Nam ở nước ngoài cũng như việc thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết năm 2010, có khoảng 3.500 doanh nghiệp được thành lập hoặc góp vốn của người Việt Nam ở nước ngoài, đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 11 tỉ USD. Lượng kiều hối gửi về nước những năm gần đây cũng đều đạt mức 7-8 tỉ USD/năm. Năm 2010, lượng kiều hối đạt hơn 8,6 tỉ USD, trong đó chỉ tính riêng quý I năm 2011, lượng kiều hối đạt 2,473 tỉ USD. Bên cạnh đó, với khả năng tiếp cận, nắm bắt nhu cầu thị trường quốc tế, hiểu biết luật lệ và có quan hệ với giới chức sở tại, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài còn góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, đóng vai trò “cầu nối” cho hàng Việt Nam ra nước ngoài, phối hợp với các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư, những thế mạnh này chưa được các doanh nghiệp, cơ quan trong nước phát huy tối đa. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước thời gian qua tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Có một nghịch lý là một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tập trung tại Mỹ, EU, Đông Âu… đang phân phối hàng cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường này rất khó khăn.
Trước đó, ngày 10-10-2011, tại Nhà khách Chính phủ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để thông báo về Chương trình Gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam”. Tham dự và chủ trì buổi gặp có ông Đặng Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam./.
Với mục đích triển khai công tác ngoại giao kinh tế, công tác vận động doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tạo điều kiện gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực, chương trình đã trở thành diễn đàn để các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu khả năng, nêu nhu cầu hợp tác, phản ánh khó khăn, vướng mắc trong quá trình hợp tác kinh doanh, đầu tư và xuất khẩu hàng Việt Nam, nêu kiến nghị với các bộ, ngành và Chính phủ.
Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã đi thăm và làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu Việt Nam có uy tín tại Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên; thăm khu trưng bày gian hàng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, tìm đối tác xuất khẩu hàng Việt Nam và dự Hội thảo về “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam” tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam - số 2, Hoa Lư, Hà Nội. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vấn đề tổng quan liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; mối quan hệ, vai trò của doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc giới thiệu, quảng bá và kinh doanh hàng Việt Nam ở nước ngoài cũng như việc thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết năm 2010, có khoảng 3.500 doanh nghiệp được thành lập hoặc góp vốn của người Việt Nam ở nước ngoài, đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 11 tỉ USD. Lượng kiều hối gửi về nước những năm gần đây cũng đều đạt mức 7-8 tỉ USD/năm. Năm 2010, lượng kiều hối đạt hơn 8,6 tỉ USD, trong đó chỉ tính riêng quý I năm 2011, lượng kiều hối đạt 2,473 tỉ USD. Bên cạnh đó, với khả năng tiếp cận, nắm bắt nhu cầu thị trường quốc tế, hiểu biết luật lệ và có quan hệ với giới chức sở tại, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài còn góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, đóng vai trò “cầu nối” cho hàng Việt Nam ra nước ngoài, phối hợp với các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư, những thế mạnh này chưa được các doanh nghiệp, cơ quan trong nước phát huy tối đa. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước thời gian qua tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Có một nghịch lý là một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tập trung tại Mỹ, EU, Đông Âu… đang phân phối hàng cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường này rất khó khăn.
Trước đó, ngày 10-10-2011, tại Nhà khách Chính phủ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để thông báo về Chương trình Gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam”. Tham dự và chủ trì buổi gặp có ông Đặng Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam./.
Nga - Trung Quốc tăng cường hợp tác  (13/10/2011)
Ngành Kỹ thuật quân sự bảo đảm cho bộ đội tác chiến trên chiến trường biển, đảo trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước  (13/10/2011)
Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (13/10/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại  (13/10/2011)
Thủ tướng kiểm tra phòng chống lũ lụt ba tỉnh phía Nam  (13/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển