Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam làm việc tại I-ta-li-a
Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế, chính trị của mỗi nước, trao đổi thẳng thắn về những vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực lập pháp, giám sát. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ lời cảm ơn phía bạn đã dành những tình cảm tốt đẹp đối với đất nước và con người Việt Nam, ủng hộ quá trình đấu tranh giành độc lập, quá trình phát triển cũng như quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cũng vui mừng thông báo với các hạ nghị sĩ I-ta-li-a về tình hình Việt Nam sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thành công của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII vừa qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, ngoài mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và I-ta-li-a, quốc hội hai nước đã có những nền tảng hợp tác quan trọng thông qua các cuộc trao đổi, viếng thăm trước đó của lãnh đạo hai nước, hai quốc hội.
Mặc dù Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng trong những năm gần đây vẫn đạt được tốc độ phát triển tương đối cao và đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như khu vực châu Âu. Do đó, Việt Nam mong muốn I-ta-li-a tiếp tục ủng hộ và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã mời các hạ nghị sĩ I-ta-li-a sang thăm và làm việc với Quốc hội Việt Nam để hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam và thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa hai nước, hai quốc hội.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Hạ viện I-ta-li-a Rốc-cô Bút-ti-li-ô-nê đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam cũng như hợp tác giữa quốc hội hai nước trong thời gian qua. Theo ông Rốc-cô Bút-ti-li-ô-nê, trong thời gian tới, Việt Nam và I-ta-li-a cần đẩy mạnh việc trao đổi các đoàn cấp cao, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc hội; tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi sinh viên; thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư để tương xứng với tiềm năng của hai nước. I-ta-li-a mong muốn được hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực mà I-ta-li-a có kinh nghiệm như bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện I-ta-li-a Xtê-pha-ni Xtê-pha-nô (Stefani Stefano) thì cho rằng, chuyến thăm của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần vun đắp, đưa mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước lên tầm cao mới. I-ta-li-a rất quan tâm tới quá trình phát triển và hội nhập cũng như những bước phát triển về kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện I-ta-li-a Xtê-pha-ni Xtê-pha-nô còn cho biết, ông rất ấn tượng trước những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, giảm tỷ lệ đói nghèo xuống mức thấp nhất. Đáng chú ý, các hạ nghị sĩ đại diện cho Đảng Dân chủ (PD) và Đảng Liên đoàn Phương Bắc (LN) cho rằng, hai tiếng Việt Nam hay Hồ Chí Minh đều rất gần gũi với họ, bởi chính họ đã từng tham gia xuống đường biểu tình đòi hòa bình cho Việt Nam trong những năm chiến tranh.
Những nghị sĩ này cũng ca ngợi Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010 và điều này thể hiện vị thế đang ngày càng tăng của Việt Nam. Trước khi thăm I-ta-li-a, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đã có các chuyến thăm làm việc tại Xlô-va-ki-a (Slovakia) (từ ngày 12 đến 16-9-2011,) và Cộng hòa Séc (từ ngày 19 đến 21-9-2011)./.
Việt Nam ưu tiên cao nhất an toàn và an ninh trong sử dụng hòa bình công nghệ hạt nhân  (23/09/2011)
Châu Âu tìm cách hoãn vô thời hạn cuộc bỏ phiếu công nhận Nhà nước Pa-le-xtin độc lập  (23/09/2011)
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nhân quyền  (23/09/2011)
Tấm lòng của bạn bè quốc tế đã sưởi ấm hàng triệu trái tim Việt Nam  (23/09/2011)
Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn FDI  (23/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên