IMF hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Theo IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ dừng ở mức 4% trong năm 2011 và 2012, giảm 0,5% do với dự báo hồi tháng 6 vừa qua và thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,1% năm 2010. IMF cho rằng dù có thể tăng nhẹ trong năm 2012, song kinh tế thế giới có thể lại rơi vào suy thoái nếu kinh tế các nước phương Tây không đi đúng hướng. Ngoài ra, thể chế tài chính này cho rằng sức tiêu dùng giảm ở các nước phát triển, thị trường tài chính thế giới ngày càng biến động do những lo ngại về nợ công ở Mỹ và Khu vực đồng ơrô đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng cũng đã gây ra những cú sốc ngoài dự đoán đối với nền kinh tế toàn cầu.
IMF kêu gọi thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo 3 hướng: Thứ nhất, củng cố tài chính đủ nhanh để khôi phục lòng tin, song nếu quá nhanh sẽ lại "giết chết" tăng trưởng, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước và duy trì lãi suất thấp. Thứ hai, áp dụng các biện pháp tài chính, bao gồm củng cố các ngân hàng. Thứ ba, tái cân bằng các luồng thương mại toàn cầu, chẳng hạn như tăng xuất khẩu ở Mỹ và tăng nhập khẩu ở Trung Quốc.
Đối với Mỹ, IMF cho rằng, đầu tàu kinh tế thế giới này đang phải vật lộn để duy trì vị thế của mình do kinh tế tăng trưởng chậm và thị trường việc làm phục hồi yếu ớt. Tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay tới 1%, xuống chỉ còn 1,5%, thấp hơn mức dự báo đối với Khu vực đồng ơrô đang chao đảo vì khủng hoảng nợ công, đồng thời cho biết tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chỉ ở mức "khiêm tốn" trong vài năm tới. IMF nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu đối với Mỹ hiện nay là cam kết chương trình nghị sự về chính sách tài chính, kiểm soát nợ công về trung hạn, đồng thời hỗ trợ khả năng phục hồi ngắn hạn. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc thực hiện kế hoạch giảm nợ trung hạn đều có thể làm gia tăng phí bảo hiểm rủi ro của Mỹ và ảnh hưởng đến toàn cầu.
Trong báo cáo, IMF khẳng định nếu cuộc khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế yếu kém hơn trong Khu vực đồng ơrô lan rộng đến các nền kinh tế nòng cốt trong khu vực thì điều này sẽ làm rối loạn sự ổn định tài chính toàn cầu. IMF cho biết các ngân hàng châu Âu đang bị "phơi nhiễm nặng" trước các nền kinh tế có phí tổn vay mượn tăng vọt, vì vậy cần nỗ lực để tăng vốn. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của các ngân hàng Khu vực đồng ơrô theo IMF tương đối thấp và các ngân hàng này hiện đang phụ thuộc vào nguồn tài trợ chính phủ, vốn đã bị phong tỏa trong thời kỳ hỗn loạn tài chính vừa qua. IMF nhận định khó khăn tài chính ở một số nước châu Âu có thể lan nhanh ra toàn khu vực, từ đó lây lan sang Mỹ và các nước khác trên thế giới.
Theo IMF, Khu vực đồng ơ-rô cần các khuôn khổ quản lý mạnh hơn, cần thị trường lao động thống nhất và linh hoạt hơn, trong khi các thị trường sản phẩm và dịch vụ phải có khả năng chống đỡ với những khó khăn trong tương lai. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nên tiếp tục chính sách bất thường là mua trái phiếu chính phủ của các nền kinh tế yếu kém trong khu vực và sẵn sàng hạ lãi suất nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm và lạm phát kéo dài.
Báo cáo của IMF nhận định các nền kinh tế vững vàng hơn ở châu Á đang phát triển đúng hướng, nhưng những nước này cần thúc đẩy tiêu dùng để bù đắp phần thiếu hụt do xuất khẩu sang phương Tây giảm. Đứng đầu khu vực châu Á là Trung Quốc với mức tăng trưởng dự báo đạt 9,5% trong năm 2011 và 9% trong năm 2012. Ấn Độ cũng đạt mức tăng trưởng dự báo 7,8% và 7,5% trong 2 năm này. Các nước khác ở Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, Trung và Đông Âu, Nga, Trung Đông và Bắc Phi được dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất là 5,8% và thấp nhất là 2,7%. Báo cáo cũng cảnh báo nguy cơ lạm phát ở nhiều nước châu Á, nơi một số ngân hàng trung ương sẽ phải siết chặt chính sách tiền tệ hoặc tăng lãi suất trong thời gian tới và khu vực này cần giảm phụ thuộc vào ngoại thương./.
Toàn cầu hóa cần được thúc đẩy để ngày càng bền vững hơn về xã hội  (21/09/2011)
Bán đảo Triều Tiên - triển vọng nối lại đàm phán 6 bên  (21/09/2011)
Quyết tâm toàn cầu chống khủng bố  (21/09/2011)
Tương lai bất định cho Li-bi trong thời kỳ “hậu M. Ca-đa-phi”  (21/09/2011)
Lễ tiếp nhận đá chủ quyền Trường Sa tại Bắc Ninh  (21/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên