Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Đây là mối quan tâm của các nhà khoa học tâm huyết với đồng bằng sông Cửu Long. Theo họ, nếu nhìn nhận và triển khai phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bắt kịp với các trung tâm, đô thị lớn trong nước và trong khu vực...
Những năm qua, đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò trung tâm lương thực của cả nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Thế nhưng, với sự tập trung phát triển nông nghiệp chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng lạc hậu so với các trung tâm kinh tế lớn khác. Nếu nhìn nhận và triển khai phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bắt kịp với các trung tâm, đô thị lớn trong nước và trong khu vực... Vấn đề này đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà khoa học tâm huyết với đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân giải thích một cách hình ảnh về nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau: "Rất nhiều diễn giả khi phát biểu vẫn lẫn lộn giữa công nghệ cao và công nghệ thường có áp dụng kỹ thuật tối tân hơn 1 chút. Tôi lấy ví dụ khi san bằng đất ruộng, người nông dân dùng máy cày, nước là áp dụng máy móc tiên tiến, nhưng dùng tia la-ze điều khiển từ xa để thực hiện công việc mới là công nghệ cao".
Do tốc độ đô thị hóa cao, mỗi năm diện tích đất sản xuất của khu vực kinh tế trọng điểm về nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị thu hẹp. Chỉ tính riêng đất sản xuất lúa, mỗi năm đều giảm khoảng 70 ngàn ha. Vì vậy, đòi hỏi năng suất và hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích phải tăng vượt bậc. Và điều đó chỉ có thể giải quyết bằng một qui trình sản xuất khép kín mà mỗi công đoạn đều được ứng dụng máy móc, thiết bị, sản phẩm sinh học… là kết quả của nền công nghiệp hiện đại. Về việc cần thiết phải phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao ở đồng bằng sông Cửu Long, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu – Viện trưởng viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam khẳng định: "Nếu chúng ta làm nông nghiệp bình thường như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng 4% mỗi năm sẽ không còn nữa mà giảm dần còn 3% rồi 2%… bắt buộc chúng ta phải làm nông nghiệp công nghệ cao để có năng suất cao hơn, giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, thị trường ổn định hơn…"
Hiện có 9 tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai thực hiện nông nghiệp công nghệ cao với số vốn dự định đầu tư ban đầu tương đối lớn. Cụ thể như: Hải Phòng đầu tư 35 tỉ đồng/ha; thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đầu tư khoảng 90 tỉ đồng/ha… Theo đó, mỗi đơn vị diện tích ứng dụng công nghệ cao phải đạt tiêu chí có hàm lượng chất xám trong nông sản, đưa vào qui trình sản xuất thành tựu của các ngành như: công nghệ sinh học về gen di truyền, công nghệ môi trường về hệ thống sử lý chất thải khép kín, công nghệ thông tin viễn thông về hoạch định, kiểm tra, liên kết và thương mại, công nghệ điện tử bằng qui trình tự động hóa và công nghệ năng lượng mới trong sử dụng và chế tạo năng lượng rẻ tiền, thân thiện với môi trường... Tất cả đều nhằm mục đích đem lại hiệu suất đồng vốn gấp 2 dến 3 lần bình thường, thậm chí cao hơn. Mô hình sản xuất tiêu biểu để các doanh nghiệp tham khảo là Harfarm Đà Lạt với giá trị xuất khẩu hoa cắt cành hàng năm đạt 7,1 triệu USD/28 ha. Năm 2006, mô hình này đã mang lại lợi tức cho doanh nghiệp khoảng 250 nghìn USD/ha.
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ đang thăm dò ý kiến để mở một khu công nghệ cao tập trung như đã có ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chủ yếu phục vụ hoạt động Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng dự định này chưa khả thi mà nên bắt đầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ 2 mô hình nhỏ và vừa. Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu phân tích: "Đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng, nguồn nhân lực hiện nay rất yếu, thiếu doanh nghiệp giỏi… Có hai phương án tập trung và phân tán. Bước đầu nên áp dụng phương án 2... qua quá trình rèn luyện ở qui mô vừa và nhỏ rồi mới tiến tới phương án 1. Nếu làm khu tập trung lớn ngay thì rất khó khăn, sự hoàn vốn rất chậm, nguồn nhân lực không đủ để thực hiện, không có nhà doanh nghiệp giỏi cũng không tìm được thị trường lớn ổn định".
Theo đó, 5 đối tượng cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng mô hình này là: chăn nuôi kết hợp với chế biến, thủy sản, hoa cắt cành nhiệt đới, rau an toàn và trái cây đặc sản theo qui trình nông sản sạch GAP. Để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nếu thiếu vốn có thể vay, thiếu máy móc có thể liên kết chuyển giao công nghệ, nhưng với điều kiện của một vùng trũng về giáo dục như đồng bằng sông Cửu Long thì điều khiến các nhà khoa học lo ngại nhất chính là nguồn nhân lực chưa thích ứng.
Đội ngũ những nhà khoa học nổi tiếng hiện nay hầu hết đã hoặc sắp đến tuổi về hưu trong khi lực lượng trẻ thay thế còn mỏng. Tốc độ nhân tài đào tạo ở nước ngoài về cũng còn chậm và điều kiện đãi ngộ kém hấp dẫn. Bên cạnh sự hụt hẫng nguồn nhân lực là cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh như phòng thí nghiệm hiện đại, trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin, cầu, đường, sân bay quốc tế… cần có sự tiếp tục đầu tư đặc biệt của chính phủ. Vẫn còn thiếu rất nhiều điều kiện để có thể xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng, mới đây, chính quyền và các nhà khoa học tâm huyết đã khởi động vấn đề bằng một hội thảo khoa học đặc biệt bàn về định hướng công nghệ cao cho khu vực tại thành phố Cần Thơ. Không lâu nữa, nhiều điểm trũng của đồng bằng sẽ dần được bù đắp khi sân bay quốc tế Trà Nóc, cầu Cần Thơ và các quan hệ liên kết giáo dục quốc tế phát triển…
Với các điều kiện ban đầu như quyết tâm của các nhà lãnh đạo, vị trí chiến lược nông nghiệp sẵn có của khu vực và cơ hội liên kết, kêu gọi đầu tư trong môi trường hội nhập kinh tế thì việc chuẩn bị cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ bây giờ là cần thiết và chắc chắn thực hiện được trong tương lai không xa./.
Hòa nhịp thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát  (14/04/2008)
Hòa nhịp thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát  (14/04/2008)
Đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ hiện nay  (14/04/2008)
Một số vấn đề về “tam nông” ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển khu công nghiệp  (14/04/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 20-03-2008 đến ngày 04-04-2008  (14/04/2008)
Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra  (14/04/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên