ASEAN+3 lập quỹ dự trữ ngoại hối chung 80 tỉ USD
10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản (ASEAN + 3) đã nhất trí thành lập một quỹ dự trữ ngoại hối chung trị giá 80 tỉ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong thông báo ngày 24-10 về việc thành lập quỹ, ông Lee Dong-kwan, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc, cho biết lãnh đạo 13 nước trong cuộc họp trước thềm Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ bảy (ASEM-7) tại Bắc Kinh đã cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề kinh tế, đồng thời nhất trí rằng cần phải tăng cường hợp tác khu vực và phối hợp chính sách để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng nhất trí thành lập một tổ chức giám sát các nền kinh tế thành viên.
Sáng kiến hợp tác tiền tệ trên là một cơ chế bảo đảm an toàn, theo đó mỗi nước tham gia sẽ được phép tiếp cận quỹ trong trường hợp khẩn cấp về tài chính. Theo kế hoạch, quỹ ASEAN+3 sẽ được thành lập vào cuối tháng 6-2009, trong đó Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đóng góp 80% (khoảng 64 tỉ USD), số còn lại do các nước ASEAN đóng góp.
Sáng kiến trên sẽ thay thế Sáng kiến Chiang Mai (CMI) được các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đưa ra năm 2000 để ngăn chặn tái diễn khủng hoảng tài chính trong khu vực sau cuộc khủng hoảng năm 1997.
Năm 2006, các nhà lãnh đạo bắt đầu thảo luận về việc nâng CMI thành một cơ chế đa phương mạnh hơn và tháng 5 vừa qua đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc thành lập quỹ dự trữ ngoại hối chung./.
Vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế  (25/10/2008)
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng  (25/10/2008)
ASEM cam kết hợp tác đối phó với khủng hoảng  (25/10/2008)
Cu-ba - EU chính thức khôi phục quan hệ hợp tác  (25/10/2008)
Khủng hoảng tài chính đe dọa cuộc sống dân cư đô thị  (25/10/2008)
Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng  (25/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển