Phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Hội thi chung khảo "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Tối 18-10, tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao giải Hội thi Chung khảo toàn quốc "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến dự và phát biểu. Tạp chí Cộng sản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Thưa các quý vị đại biểu!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Hội thi chung khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tổ chức. Để đi đến Hội thi chung khảo này, chúng ta đã trải qua hàng vạn hội thi chọn lọc được tổ chức từ cấp cơ sở đến cấp trên, với sự tham gia của hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Biết bao câu chuyện về cuộc sống bình dị của Bác đã được kể, mỗi câu chuyện đã thể hiện một tư tưởng, một tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, thật sự là những bài học quý giá. Mỗi người kể chuyện là một người tuyên truyền tích cực và có hiệu quả cho cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi chúc mừng thành công của Hội thi, chúc mừng và biểu dương tất cả các thí sinh đã tham gia các hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong suốt thời gian qua.
Thưa các đồng chí và các bạn!
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của dân tộc, hình mẫu trong sáng nhất của con người Việt Nam. Người là kết tinh của những phẩm chất và giá trị tinh thần cao nhất của giai cấp công nhân và dân tộc, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, là tấm gương mãi mãi soi rọi con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc ta, hun đúc ý chí vươn lên mạnh mẽ của mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là làm cho mỗi người Việt Nam chúng ta nhận thức sâu sắc tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, từ đó tự mình phấn đấu noi theo; để tư tưởng và đạo đức Hồ Chí minh thực sự là nền tảng đạo đức của xã hội ta.
Trong gần 2 năm qua, cuộc vận động đã được triển khai mạnh mẽ bằng những hình thức hoạt động rất phong phú, đa dạng và đã thu được kết quả bước đầu quan trọng. Trong số các hoạt động đó, hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác là một hoạt động có tính xã hội rộng rãi, được dư luận xã hội quan tâm và đánh giá cao.
Qua những câu chuyện cụ thể về tấm gương đạo đức của Bác, chúng ta càng thấy rõ những việc Bác làm, những lời Bác dạy, những quan hệ xã hội mà Bác đã xử sự đều rất sâu sắc, tinh tế, thân mật và bình dị. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rất trong sáng, vĩ đại nhưng rất gần gũi, cụ thể, gắn liền với cuộc sống và các mối quan hệ hàng ngày. Mỗi người chúng ta đều có thể học tập, phấn đấu, rèn luyện, noi theo để trở thành người tốt hơn.
Bác đã từng dạy “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Đạo đức chỉ có thể hình thành và phát triển trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng.
Nguyên tắc thực hành đạo đức Hồ Chí Minh là nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, đặc biệt là phải coi trọng việc nêu gương. Tác dụng nêu gương rất quan trọng, hình thành đạo đức xã hội. Với mỗi người, phải noi theo tấm gương sáng của Bác để tự nguyện, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời. Với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương, phải giúp đỡ và tạo điều kiện để mỗi người đều có thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Cứ mỗi ngày, mỗi người, mỗi tổ chức tăng thêm một việc tốt, giảm đi một việc tiêu cực để toàn xã hội chuyển biến tốt hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống theo tấm gương của Bác, chính là biểu hiện sức sống và hiệu quả thiết thực của cuộc vận động và là mục tiêu mà chúng ta hướng tới.
Thưa các đồng chí và các bạn,
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một quá trình liên tục, lâu dài để xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội ta, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh” mà Bác Hồ hằng mong ước. Trong thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục triển khai các bước tiếp theo của cuộc vận động theo kế hoạch đã đề ra. Từ nay đến cuối năm, cần tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong năm 2008, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng và trọng tâm của cuộc vận động trong năm 2009, gắn với tổng kết 40 năm thực hiện Di chúc của Người. Cần đẩy mạnh việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Trên cơ sở kết quả triển khai cuộc vận động ở các ngành, địa phương, tổ chức hội nghị gặp gỡ các tập thể và cá nhân điển hình làm theo tấm gương đạo đức của Bác ở các cấp, tiến tới Hội nghị toàn quốc vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng ta, năm 2010.
Thưa các đồng chí và các bạn,
Sự thành công của Hội thi chung khảo toàn quốc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hôm nay là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của nhiều cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Chúng ta ghi nhận những cố gắng của các cấp, các ngành đã tổ chức chu đáo và có hiệu quả các hội thi; các thí sinh đã nhiệt tình tham gia các hội thi từ cơ sở đến toàn quốc. Chúng ta chúc mừng các thí sinh, đại diện cho hàng vạn thí sinh trong cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã hoàn thành xuất sắc bài thi của mình tại Hội thi chung khảo toàn quốc. Mỗi người có năng khiếu, nghệ thuật kể chuyện khác nhau nhưng đều rất tâm huyết, nhiệt tình, say mê khi kể chuyện về Bác. Phần thưởng lớn nhất là ghi nhận của xã hội về sự tâm huyết của các đồng chí và các bạn khi kể chuyện về Bác Hồ. Sự tâm huyết đó đã góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi mong rằng, sau Hội thi này, các đồng chí và các bạn sẽ tiếp tục phát huy thành quả, nhiệt tình, sáng tạo hơn trong việc tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời luôn luôn nỗ lực học tập, làm theo gương Bác để mình ngày một tốt hơn, cùng mọi người xây dựng cơ quan, đơn vị địa phương trong sạch, vững mạnh, góp phần làm cho nền tảng đạo đức xã hội ngày càng trong sáng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chúc các đồng chí và các bạn sức khoẻ, hạnh phúc.
Xin cảm ơn.
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 13-10 đến 19-10-2008)  (20/10/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 13-10 đến 19-10-2008)  (20/10/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 13-10 đến 19-10-2008)  (20/10/2008)
Khai mạc hội nghị các nước nói tiếng Pháp  (19/10/2008)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay