Bế mạc Hội thi chung khảo toàn quốc “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Tối qua, 18-10-2008, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Bế mạc Hội thi chung khảo toàn quốc “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 1 thí sinh được trao giải Nhất; ba giải Nhì; năm giải Ba; 6 giải Khuyết khích.
Dự Lễ bế mạc có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong Ban Chỉ đạo Trung ương: Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo; Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Ban Chỉ đạo; Hà Thị Khiết, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo; Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi chung khảo toàn quốc; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước; và đông đảo các cổ động viên...
Tổng kết Hội thi chung khảo, đồng chí Tô Huy Rứa đã nêu bật những kết quả to lớn của Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” diễn ra trong hơn một năm qua trên phạm vi cả nước, ở tất cả các ngành, các cấp; đồng thời nêu rõ những việc tiếp tục cần phải làm để phát huy kết quả Hội thi, thực hiện một cách có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Phát biểu tại Hội thi chung khảo, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh biểu dương các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành đã tổ chức tốt các hội thi, thu hút đông đảo các thí sinh cả ở trong và ngoài nước tham gia, được dư luận xã hội quan tâm và đánh giá cao.
Tổng Bí thư nêu rõ, nguyên tắc thực hành đạo đức Hồ Chí Minh là nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, đặc biệt là phải coi trọng việc nêu gương. Với mỗi người, phải noi theo tấm gương sáng của Bác để tự nguyện, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời. Với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương, phải giúp đỡ, tạo điều kiện để mỗi người đều có thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Cứ mỗi ngày, mỗi người, mỗi tổ chức tăng thêm một việc tốt, giảm đi một việc tiêu cực để toàn xã hội chuyển biến tốt hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống theo tấm gương của Bác, chính là biểu hiện sức sống và hiệu quả thiết thực của cuộc vận động và là mục tiêu mà chúng ta hướng tới. Trong thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục triển khai các bước tiếp theo của cuộc vận động theo kế hoạch đã đề ra. Từ nay đến cuối năm, cần tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong năm 2008, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng và trọng tâm của cuộc vận động trong năm 2009, gắn với tổng kết 40 năm thực hiện Di chúc của Người. Cần đẩy mạnh việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo tấm dạo đức của Bác. Trên cơ sở kết quả triển khai cuộc vận động ở các ngành, địa phương, tổ chức hội nghị gặp gỡ các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức của Bác ở các cấp, tiến tới hội nghị toàn quốc vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng ta, 2010.
Hội thi thực sự là một đợt tuyên truyền sâu rộng trong Đảng và toàn xã hội về tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là một hoạt động chính trị góp phần thực hiện thành công Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hội thi chung khảo đã thu hút được những người kể chuyện rất hay về Bác. Cả 15 thí sinh, mỗi người một vẻ, với sức kể chuyện truyền cảm, lôi cuốn, phân tích sâu sắc ý nghĩa câu chuyện, nên đã thu hút, gây xúc động đối với người nghe. Mỗi câu chuyện đều được các thí sinh vận dụng liên hệ vào thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị và bản thân khá sinh động, sát thực tế, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu.
Giải Nhất thuộc về thí sinh Phan Thị Đông, 29 tuổi, đến từ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với câu chuyện “Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ miền Nam”;
Ba giải Nhì thuộc về các thí sinh: Trần Thị Thanh Mai, 27 tuổi, Hà Nội; Đỗ Văn Thịnh, 30 tuổi, Hải Phòng; Bùi Thị Thủy, 26 tuổi, Ninh Thuận
Năm giải Ba được trao cho các các thí sinh: Lưu Hùng Vĩ (Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương); Trần Thị Thơm (Thành phố Hồ Chí Minh); Ni cô Thích Đàm Ngọc, (Nam Định); Mai Hương (Lai Châu); Lê Thị Ngọc Hoa (Thái Nguyên).
Sáu thí sinh khác được Ban Tổ chức trao giải Khuyết khích./.
Trở về với học thuyết Mác để tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu hiện nay  (18/10/2008)
“Tư bản luận” của C.Mác được nhiều người tìm đọc  (18/10/2008)
Việt Nam - Hy Lạp: mối quan hệ hợp tác hữu nghị và thân thiết  (18/10/2008)
Thông cáo số 2 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (18/10/2008)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay