Từ 22-12-2008, lãi suất cơ bản giảm còn 8,5%/năm
Thống đốc NHNN cũng quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn từ 11%/năm xuống 9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 9,0%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 11%/năm xuống 9,5%/năm.
Về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng giảm từ 9%/năm xuống 8,5%/năm.
Lãi suất tín phiếu NHNN dưới hình thức bắt buộc cũng giảm từ 13%/năm xuống 4,5%/năm.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, NHNN quy định đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ trên đối với Agribank là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp táclà 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, NHNN yêu cầu các NHTM Nhà nước (không bao gồm Agribank), Vietcombank, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Agribank, NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 1%trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Những điều chỉnh trên đều bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22-12-2008.
Theo NHNN, việc điều chỉnh lãi suất trên nhằm triển khai chỉ đạo tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng giảm thấp.
Mục đích của việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu và có khả năng trả nợ đúng hạn./.
Việt Nam tích cực đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống  (19/12/2008)
Trung Quốc: Một vài kinh nghiệm cải cách hành chính  (19/12/2008)
Hội thảo quốc tế "Giao lưu kinh tế - văn hóa lưu vực sông Hồng lần thứ hai năm 2008"  (19/12/2008)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 793 (11-2008)  (19/12/2008)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay