Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2007 và các giải pháp chủ yếu trong các tháng cuối năm
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 6-10-2007, Chính phủ đã thông báo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm và các giải pháp chủ yếu trong các tháng cuối năm.
Báo cáo của Chính Phủ đã nêu rõ: Mặc dù trong những tháng đầu năm, nền kinh tế nước ta liên tiếp phải đối mặt với nhiều khó khăn phát sinh (cúm gia cầm, hạn hán, giá xăng dầu tăng cao...), nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt khá so với cùng kỳ.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,16%, khá cao so với cùng kỳ năm 2006 (cùng kỳ 2006 tăng 7,84%) trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,15%; khu vực dịch vụ tăng 8,54%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực so với cùng kỳ năm 2006: tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 20,45% xuống còn 20,06%; tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 41,31% lên 41,67% và tỷ trọng dịch vụ tăng từ 38,25% lên 38,27%..
2. Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn mức tăng GDP và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2006, đã góp phần nâng mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các ngành dịch vụ có giá trị cao (ngân hàng, hàng không, bưu chính viễn thông, du lịch...) được khai thác và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Thị trường trong nước tiếp tục được mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Đầu tư phát triển: - Đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 310,3 nghìn tỉ đồng, bằng 68,6% kế hoạch năm và bằng 39,4% GDP, trong đó: Nguồn vốn Nhà nước ước đạt 64,9 nghìn tỉ đồng, bằng 65,2% kế hoạch năm. - Vốn đầu tư các doanh nghiệp nhà nước đạt 44,4 nghìn tỉ đồng, bằng 72% kế hoạch. - Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 118,3 nghìn tỉ đồng, bằng 78,5% kế hoạch. -Tổng giá trị vốn ODA đã được giải ngân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 1.438 triệu USD, đạt 76% kế hoạch giải ngân năm 2007. - Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong tháng 9 ước đạt 350 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện 9 tháng lên gần 3,4 tỉ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ. |
4. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị trường và giá cả nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tăng 19,4% so với cùng kỳ, vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch là 17,4%).
5. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được nhiều kết quả tốt. So với 9 tháng đầu năm 2006, số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm tăng 38%, số vốn thực hiện tăng gần 20%.
6. Các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, y tế, giảm nghèo, bảo trợ xã hội... có nhiều tiến bộ.
Những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 9 tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra là 8,5%. Để đạt được mục tiêu đó, GDP trong quý IV phải tăng 9,3%, đây là mức tăng rất cao (GDP quý IV năm 2006 tăng 8,96%).
Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tuy vượt mức kế hoạch, nhưng giá trị sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ yếu, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế lại đạt tốc độ tăng trưởng thấp. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp xây dựng mới đạt 10,1%, thấp hơn mức kế hoạch là 10,7%.
Giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 3,02% (cùng kỳ tăng 3,32%), chưa đạt được mục tiêu kế hoạch là 3,8%; đặc biệt ngành nông nghiệp chỉ tăng 2,04% (cùng kỳ là 2,55%) do ảnh hưởng của rày nâu và dịch bệnh hại lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
2. Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm tăng cao với mức 7,32%, trong khi 3 tháng cuối năm, thị trường trong nước còn tiềm ẩn những yếu tố gây biến động giá do nhu cầu nguyên vật liệu, hàng hoá sẽ tăng cao; nguyên vật liệu trên thị trường thế giới, nhất là giá xăng dầu và những vật tư đầu vào chủ yếu vẫn diễn biến phức tạp sẽ tạo sức ép tăng giá, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
3. Thực hiện vốn đầu tư, nhất là vốn tín dụng đầu tư và vốn trái phiếu Chính phủ đạt thấp. Trong 9 tháng đầu năm 2007, vốn tín dụng đạt khoảng 20,9 nghìn tỉ đồng, bằng 52,4% kế hoạch năm; trong đó nguồn vốn trong nước cho vay trung và dài hạn theo kế hoạch chỉ đạt 7,6 nghìn tỉ đồng, bằng 34,2% kế hoạch năm; nguồn vốn ODA cho vay lại đạt 4,8 nghìn tỉ đồng, bằng 53,3% kế hoạch năm; dư nợ bình quân cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 2,4 nghìn tỉ đồng, bằng 96% kế hoạch năm.
Hỗ trợ thiên tai: - Từ đầu năm đến giữa tháng 9, thiên tai liên tiếp xảy ra tại 44 tỉnh trên cả nước, làm 134 người chết, 8 người mất tích và 306 người bị thương. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai 9 tháng đầu năm 2007 là 2.530 tỉ đồng. - Sự cố sập cầu Cần Thơ ngày 26-9-2007 làm hơn 100 người bị thương, trong đó có 52 người chết, một người mất tích. - Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo công tác cứu trợ thiên tai đối với các địa phương. |
4. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Một số vấn đề xã hội chưa được giải quyết tốt (tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm, ách tắc giao thông và quản lý đô thị...) gây bức xúc trong nhân dân.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2007 là 8,5%, nhiệm vụ còn lại của có quý IV hết sức nặng nề, nhất là trong điều kiện có nhiều yếu tố không thuận, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như: thiên tai, giá xăng dầu và năng lượng khác tăng làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất...Tình hình đó đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp chỉ đạo mạnh mẽ, đồng thời các ngành, các cấp cần có sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc. Cùng với việc khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 01/2007/NQ/CP của Chính phủ, các văn bản, công điện mới ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 3 tháng còn lại, cần tập trung chỉ đạo một số công việc chủ yếu sau đây:
Một là, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đi đôi với giảm chi phí sản xuất để nâng cao giá trị tăng thêm, nhất là với ngành công nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, đặc biệt có giải pháp tiết kiệm điện, xăng dầu để giảm chi phí sản xuất, khắc phục tăng giá đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cần sâu sát, kịp thời phát hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đất đai, bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh thông suốt.
- Đẩy mạnh hoạt động của các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ có giá trị cao. Phất triển mạnh du lịch, bưu chính viễn thông, các ngành vận tải, đặc biệt là vận tải đường hàng không.
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương chỉ đạo các công ty du lịch đẩy mạnh các hình thức xúc tiến du lịch, mở rộng các tour, tuyến du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch với giá cả hợp lý nhằm thu hút cao nhất lượng khách du lịch quốc tế trong những tháng cuối năm.
Bộ Giao thộng Vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nghiên cứu khai thác các tuyến bay mới, tăng tần suất chuyến bay nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân.
- Chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai và những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai; áp dụng các giải pháp mạnh, không để dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng bùng phát trở lại; bảo đảm tiến độ tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm; tiếp tục công tác khử trùng, tiêu độc, tạo môi trường sạch để phòng ngừa dịch tái phát. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương bảo đảm cân đối vật tư cần thiết như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây con... phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hai là, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển. Các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi ngay những điểm chưa hợp lý trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng..., nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thủ tục trong việc khởi công các dự án đầu tư mới. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình quy mô lớn, nhất là các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình quy mô lớn, nhất là các công trình có hiệu quả cao, tác động đến nhiều ngành kinh tế. Đối với các công trình có tiến độ chậm, cần tập trung lực lượng, bố trí đủ vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công. Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát thi công nhằm bảo đảm chất lượng của công trình.
Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư để khởi công mới các dự án thuộc nguồn trái phiếu Chính phủ.
Đẩy nhanh việc giải ngân vốn tín dụng đầu tư thuộc kế hoạch nhà nước, đặc biệt đối với các dự án lớn.
Ba là, tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tăng giá trong những tháng tới, bảo đảm mức tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Các Bộ, ngành, địa phương phải chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 18/2007/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các giải pháp bình ổn giá cả, nhất là chủ động đề ra các giải pháp ứng phó thích hợp đối với ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, tăng giá điện.
Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, đầu cơ tăng giá, đặc biệt đối với những hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá, lãi suất và kết hợp với các công cụ khác phù hợp với cơ chế thị trường, không thể xảy ra đột biến nhằm ổn định tiền tệ.
Bốn là, tổ chức tốt các hoạt động văn hoá thông tin. Tăng cường phòng chống các bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong mùa đông. Tăng cường hoạt động giám sát để phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh và xử lý triệt để các ổ dịch.
Năm là, tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng các phương tiện giao thông. Nâng cao ý thức của người dân tham gia giao thông. Ngành an ninh chủ động tấn công và trấn áp tội phạm, nhất là loại tội phạm có tổ chức./.
Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội  (08/10/2007)
Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (08/10/2007)
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên  (08/10/2007)
Thị xã Tây Ninh - Một chặng đường đổi mới  (08/10/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên