Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng S.Hun Sen
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng 4-11, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia Samdec Hun Sen sang thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Hun Sen sau khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 4 (từ năm 2008 đến năm 2013).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân ra tận cửa xe chào đón Thủ tướng Hun Sen và phu nhân sang thăm Việt Nam. Lễ đón chính thức Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ chào cờ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Thủ tướng Hun Sen duyệt đội danh dự quân đội nhân dân Việt Nam.
Tiếp đó tại Văn phòng Chính phủ, hai Thủ tướng Chính phủ tiến hành hội đàm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Hun Sen và phu nhân sang thăm Việt Nam; chúc mừng Ngài Hun Sen tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Cam-pu-chia và tin tưởng Ngài Hun Sen sẽ hoàn thành trọng trách cao cả của mình. Thủ tướng cho rằng: Tiếp theo chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Cam-pu-chia No-ro-dom Si-ha-mo-ni vào tháng 6 vừa qua, chuyến thăm của Ngài Thủ tướng sẽ đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho cá nhân Thủ tướng và các thành viên trong đoàn Cam-pu-chia.
Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia |
Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục được tăng cường và phát triển theo phương châm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2007 đạt gần 1,2 tỉ USD và 6 tháng đầu năm nay đạt trên 900 triệu USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen đã bàn các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực trong thời gian tới, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư hướng tới việc đạt kim ngạch thương mại 2 nước 2 tỉ USD vào năm 2010.
Phía Cam-pu-chia đề nghị Việt Nam tăng cường đầu tư vào Cam-pu-chia để trồng cao su, thăm dò và khai thác dầu khí, viễn thông, cung cấp điện năng cho thủ đô Phnom Penh và các tỉnh của Campuchia khắc phục tình trạng thiếu điện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư tại Cam-pu-chia. Phía Việt Nam sẽ thúc đẩy các Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông tìm hiểu và tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực Cam-pu-chia có nhu cầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành hai nước rà soát để tháo gỡ những khó khăn giúp các doanh nghiệp và nhân dân hai nước hợp tác làm ăn, đầu tư, buôn bán.
Hai người đứng đầu Chính phủ nhất trí hoạt động của Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Cam-pu-chia về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và các cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa các địa phương ở biên giới hai nước, coi đây là những cơ chế hữu hiệu để trao đổi, giải quyết kịp thời các vấn đề nhằm tăng cường quan hệ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý về việc hợp tác trong lĩnh vực giao thông, đào tạo cán bộ cho Cam-pu-chia theo yêu cầu của phía bạn. Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện các thoả thuận giữa hai nước về an ninh quốc phòng, phòng chống ma tuý, chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, chống khủng bố.
Một lần nữa, Thủ tướng Hun Sen bày tỏ sự biết ơn của Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Cam-pu-chia về sự giúp đỡ chí tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam giúp đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi hoạ diệt chủng dưới chế độ Pon Pot, giúp nhân dân Cam-pu-chia vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Hai Thủ tướng cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương và quốc tế, trong đó có việc phối hợp quan điểm cùng bàn với các nước nằm ở thượng nguồn sông Mê Kông khai thác bền vững và hiệu quả nhất nguồn nước và các lợi ích từ con sông này.
Sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen chứng kiến lễ ký một số văn kiện hợp tác giữa hai nước gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cam-pu-chia về việc miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cam-pu-chia về quá cảnh hàng hoá; Thoả thuận giữa Chính phủ hai nước về điển nối ray đường sắt; Kế hoạch hợp tác về thông tin năm 2009- 2010 giữa Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin Cam-pu-chia và Thoả thuận hợp tác giữa Đài TNVN và Đài phát thanh Quốc gia Cam-pu-chia.
Tối nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiêu đãi trọng thể Thủ tướng Hun Xen và đoàn Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia sang thăm chính thức Việt Nam./.
Mỹ: Cỗ máy tranh cử vẫn sôi sục  (04/11/2008)
Thông cáo số 15 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (04/11/2008)
Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (04/11/2008)
Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam  (04/11/2008)
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2008 ước đạt 53,8 tỉ USD  (04/11/2008)
Vận chuyển hành khách 10 tháng năm 2008  (04/11/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên