TCCS - Nâng cao hiệu quả trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chiếm vị trí quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố, tạo nguồn lực bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố. Xác định rõ điều đó, thành phố Hà Nội đã đề ra những giải pháp đồng bộ, cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp
Năm 2021, Hà Nội cùng cả nước đã phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và trong nước. Ðó là, kinh tế - xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn. Thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân. Ðặc biệt, dịch COVID-19 kéo dài, phức tạp đã gây hậu quả nặng nề, tác động tiêu cực đối với kinh tế - xã hội nước ta... Vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện nay là để thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội như đã đề ra, cần bảo đảm tốt nguồn lực lâu dài cho công tác phòng, chống đại dịch. Trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, phải huy động các nguồn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp vào quỹ vắc-xin thì cả nước cần đặc biệt tập trung thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, để tích lũy nguồn lực.
Hiện tượng lãng phí, xem nhẹ thực hành tiết kiệm vẫn còn khá phổ biến ở một số địa phương nhất là trong quá trình triển khai những công trình, dự án, công việc được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Lãng phí diễn ra công khai trong nhiều lĩnh vực quan trọng mà đáng lẽ ra có thể tiết kiệm hiệu quả, như: lãng phí biên chế vì bộ máy hành chính cồng kềnh; lãng phí do các thủ tục hành chính rườm rà; lãng phí do một bộ phận cán bộ thiếu năng lực, trách nhiệm; lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công...
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xác định, giai đoạn 2021 – 2025 thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; thực hiện chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, mua sắm, quản lý tài sản công, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo nguồn lực để phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội của Thủ đô… Tăng cường quản lý điều hành chi ngân sách nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước ngay từ khâu phân bổ và trong quá trình điều hành, tuân thủ đúng nguyên tắc, đúng quy định; đẩy mạnh thay đổi phương thức đầu tư từ ngân sách nhà nước. Phấn đấu tăng cường hiệu quả tỷ trọng chi thường xuyên với tổng chi ngân sách. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, giao quyền trong việc thực hiện công tác quản lý, xử lý, giải quyết công việc; việc mua sắm tài sản theo tiêu chuẩn, định mức. Đối với những tài sản trong danh mục tài sản mua sắm tập trung phải thực hiện đúng quy định, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đấu thầu mua sắm công của thành phố nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong thực hiện công tác đấu thầu, góp phần tạo môi trường cạnh tranh và tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên tham gia.
Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với công tác quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch, xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản; việc mua bán, chuyển nhượng, sử dụng tài sản công; các lĩnh vực đầu tư; đấu thầu, đấu giá; quản lý ngân sách, tài chính, ngân hàng, thuê, hải quan; các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật... để phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, quy trình định mức kinh tế, kỹ thuật; các định mức, đơn giá, dự toán về giá, phí để phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tiếp tục cơ cấu lại và đổi mới cơ chế tài chính đổi với đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết sổ 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Thực hiện tốt công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng bộ máy làm việc tinh gọn, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức để có điều kiện đảm bảo cuộc sống. Thực hiện tốt công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng bộ máy làm việc tinh gọn, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức để có điều kiện bảo đảm cuộc sống.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thêm nguồn lực cho phát triển
Hằng năm, căn cứ chương trình tổng thể của Chính phủ và bám sát nội dung chỉ đạo của Thành uỷ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chương trình hành động và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, như, Quyết định số 5700/QĐ-UBND ngày 28-12-2020, về việc “công bố công khai số liệu dự toán ngân sách thành phố Hà Nội năm 2021”; Quyết định số 5568/QĐ-UBND, ngày 9-12-2020, về việc “Giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 của Thành phố”; Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND, ngày 29-10-2020, “Về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố”. Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND, ngày 9-4-2020, của Ủy ban nhân dân Thành phố, “Về giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2020”, Quyết định số 3986/QĐ-UBND, ngày 23-8-2021, “Về việc ban hành Chuyên đề số 10 “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; mua sắm, quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, Kế hoạch số 98/KH-UBND, ngày 12-4-2021, “Tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2021”; …
Từ đó, bám sát định mức phân bổ nguồn lực tài chính hằng năm, các đơn vị dự toán đã tổ chức sửa đổi, bổ sung các quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công theo các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại cơ quan. Qua đó, tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong chi tiêu. Thành ủy chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, phân bổ dự toán, phân cấp nguồn thu, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn... Hình thức công khai theo đúng quy định của pháp luật về tục hành chính công như: thông báo tại các cuộc họp, niêm yết tại trụ sở, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước và giám sát việc thực hiện.
Nhờ vậy, năm 2020, Hà Nội là địa phương đứng đầu về tiết kiệm ngân sách, so với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sáu tháng đầu năm 2021, trong công tác quản lý, điều hành ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tập trung, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện chủ trương tiết kiệm trong công tác xây dựng và phân bổ dự toán, tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập, phê duyệt, triển khai thực hiện và quản lý dự án đầu tư đúng quy định, quy chế quản lý đầu tư; cắt giảm dự án đầu tư không hiệu quả, khắc phục tình trạng thực hiện dự án chậm tiến độ, hiệu quả thấp; tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư, tất toán tài khoản dự án và thu hồi công nợ phải trả ngân sách theo quy định.
Trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp: Sở Tài chính đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành thành lập đoàn giám sát và tổ chức giám sát trực tiếp tại 4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Điện ảnh Hà Nội, Nước sạch Hà Đông, Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị. Hiện nay, Sở Tài chính đang chủ trì xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố năm 2021. Thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố đã thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và thực hiện tiết giảm chi phí quản lý, trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cảo, tiếp thị, khuyến mại, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị...
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản số 483/UBND-KH&ĐT, ngày 18-2-2021, “Về triển khai Kế hoạch đầu tư năm 2021 và hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố”; chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu; triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng; công khai chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội. Ban hành văn bản số 1013/UBND-KH&ĐT, ngày 8-4-2021, chỉ đạo các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư về việc kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 và triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập, phê duyệt, triển khai thực hiện và quản lý dự án đầu tư đúng quy định, đúng quy chế quản lý đầu tư; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong từng khâu thực hiện quá trình đầu tư; tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư, tất toán tài khoản dự án và thu hồi công nợ phải trả ngân sách theo quy định.
Trong quản lý, sử dụng trụ sở, đất đai, tài sản nhà nước, thành phố tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31-12-2017, của Chính phủ, ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND, chỉ đạo tổ chức điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2024. Thực hiện công tác mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung; công khai danh mục tài sản mua sắm tập trung của thành phố Hà Nội; quy định về tài sản giá trị lớn sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản công và phần mềm quản lý đăng ký, khai thác, tổng hợp dữ liệu tài sản công thuộc thành phố.
Trong công tác cải cách hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức được kiện toàn tại bộ phận một cửa cơ bản bảo đảm đáp ứng năng lực, chuyên môn công tác, kinh nghiệm thực tế, xác định không sử dụng lao động hợp đồng làm công tác tiếp nhận, trả kết quả tại bộ phận một cửa. 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được giám sát, kiểm soát chặt chẽ nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
Thành phố tiếp tục quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử làm cơ sở xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Tăng cường triển khai Hệ thống họp trực tuyến từ thành phố đến các điểm cầu trực tuyến của 579 xã, phường, thị trấn. Tiếp tục duy trì Cổng dịch vụ công thành phố và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 dùng chung của thành phố. Triển khai cung cấp cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp là 1.685 thủ tục hành chính, trong đó: dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 1.217 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 468 thủ tục hành chính. Việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên Thành phố thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế). Thành phố đã triển khai tích hợp 444 dịch vụ công trực tuyến của thành phố lên Cổng Dịch vụ Công quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Đề án số 21-ĐA/TU, ngày 16-9-2019, của Ban Thường vụ Thành ủy, “Về sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo rà soát, đôn đốc các đơn vị, tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án. Tính đến hết tháng 3-2021, có 557/579 xã, phường, thị trấn (đạt 96,2%), 5.320/5.369 thôn, tổ dân phố (đạt 99,1%) thực hiện xong việc sắp xếp. Sau sắp xếp, giảm 3.314 người hoạt động không chuyên trách cấp xã (đạt 44,5%), 11.269 người hoạt động không chuyên trách cấp phường, tổ dân phố (đạt 44,2%) so với trước khi thực hiện Đề án.
Ban Thường vụ Thành ủy đã giao chỉ tiêu biên chế 48 cơ quan, đơn vị khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố năm 2021 với tổng số 3.078 chỉ tiêu, giảm 368 chỉ tiêu (10,68%) so với năm 2017, bảo đảm chỉ tiêu tinh giản biên chế Nghị quyết 39-NQ/TW đã đề ra.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục là nhiệm vụ được các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đẩy mạnh. Công tác này đã giúp Hà Nội có thêm nguồn lực chi cho đầu tư phát triển, hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh./.
Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội  (03/06/2021)
Để lời nói thực sự là “gói vàng”!  (21/05/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Giữ vững thành quả, kiên trì bảo vệ từng “pháo đài” chống dịch  (16/05/2021)
Tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn phục vụ cuộc bầu cử  (15/05/2021)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên