Tỉnh Vĩnh Phúc khơi dậy tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP tại các huyện miền núi
TCCS - Chương trình mỗi xã một sản phẩm ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng tầm nông sản địa phương, tạo sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp không chỉ ở những vùng thuận lợi mà cả ở khu vực miền núi của tỉnh. Đồng thời, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, tạo động lực phát triển các sản phẩm truyền thống theo hướng chuyên sâu.
Để đạt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, có 15 - 20 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, mỗi năm có từ 1 - 3 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cấp huyện và cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên, thời gian qua, huyện Tam Đảo đã tận dụng lợi thế là địa phương phát triển nông nghiệp từ các sản phẩm đặc trưng, như rau su su, thịt, trứng gà an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm chất lượng và các loại cây dược liệu quý giá, có giá trị kinh tế cao... để phát triển các sản phẩm OCOP. Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo các địa phương xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, đặc trưng có lợi thế để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng bao bì, nhãn hàng hóa sản phẩm, bảo đảm thị hiếu và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mạnh dạn đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm để đăng ký tham gia chương trình; tích cực hỗ trợ các đơn vị hoàn thiện hồ sơ đăng ký; thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP…
Với sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của các ngành chức năng và chính quyền địa phương, các hộ dân đã mạnh dạn đăng ký tham gia và không ngừng hoàn thiện, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Nhờ đó, đến nay, huyện Tam Đảo có 21 sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn 4 sao và 3 sao, như nấm sò Tam Đảo, trà túi lọc hoa vàng Tam Đảo, tinh bột nghệ, các sản phẩm từ sữa chua Tam Đảo, sữa chua nếp cẩm Tam Đảo, sữa chua uống Tam Đảo… Chương trình OCOP như một “làn gió mới”đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của địa phương, thúc đẩy sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, tập trung.
Tận dụng lợi thế có nhiều hộ chăn nuôi gà quy mô lớn, chất lượng bảo đảm tại địa phương và các vùng lân cận, anh Ngô Văn Phước, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch đã xây dựng thành công thương hiệu “A Phớt - Gà đồi Lập Thạch ủ muối", với quy trình chế biến, đóng gói, bảo quản nghiêm ngặt. Nhờ đó, sản phẩm của cơ sở anh Phước được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, với hơn 5.000 sản phẩm được xuất bán ra thị trường mỗi tháng. Hiện anh Phước đang hoàn tất các thủ tục hồ sơ tham gia chương trình OCOP để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo thống kê, huyện Lập Thạch hiện có 5 sản phẩm OCOP của 4 chủ thể được công nhận, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Qua nhiều năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của địa phương, thúc đẩy sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, tập trung.
Để năm 2023, phát triển mới ít nhất 2 sản phẩm trở lên, huyện Lập Thạch đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia. Đồng thời, tập trung hỗ trợ các chủ thể sản xuất tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh; nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng, xây dựng thương hiệu, hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình...
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển sản phẩm OCOP tại các địa phương này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, số lượng sản phẩm tham gia còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; các sản phẩm OCOP đã được công nhận chưa có sức hấp dẫn cao với nhiều khách hàng; chất lượng, mẫu mã một số sản phẩm chưa được bắt mắt, thu hút người tiêu dùng; sản lượng tiêu thụ các sản phẩm còn khá khiêm tốn, chưa tạo động lực khuyến khích chủ thể áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật đồng bộ, tái đầu tư quy mô lớn.
Điển hình là mới đây, có tới 4 sản phẩm OCOP của 3 chủ thể tại 2 huyện Tam Đảo và Lập Thạch bị đưa ra khỏi danh sách các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP. Nguyên nhân là do theo quy định hết thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận, nếu muốn duy trì chứng nhận sản phẩm OCOP thì bắt buộc các chủ thể phải nộp hồ sơ để đánh giá, công nhận lại. Tuy nhiên, các sản phẩm này đã không có hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng lại theo đúng quy định. Mặt khác, chương trình OCOP còn chưa được nhiều chủ thể biết đến. Quá trình sản xuất, quy trình chăm sóc, thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa đồng bộ; chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đồng đều...
Để tiếp tục nối dài thành tựu phát triển OCOP, đặc biệt là sản phẩm OCOP tại các huyện miền núi, thời gian tới, các địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân và các chủ thể OCOP trên địa bàn về chương trình mỗi xã một sản phẩm; rà soát các sản phẩm tiềm năng và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP. Hỗ trợ các chủ thể chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đồng thời, chủ trì tổ chức, phối hợp với cơ quan quản lý OCOP cấp huyện trong việc hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện ý tưởng, sản phẩm đăng ký; xây dựng kế hoạch về ý tưởng, sản phẩm của cấp xã./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Tỉnh Vĩnh Phúc tạo niềm tin vững chắc để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh  (09/06/2023)
Huyện ủy Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV  (08/06/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay