Tỉnh Bình Dương: Đẩy mạnh phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trong bối cảnh mới
TCCS - Theo Quy hoạch, đến năm 2030 Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc trung ương, trở thành thành phố sáng tạo trong mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO và là một trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước. Theo đó, Bình Dương phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa - thể thao gắn với các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị và mô hình văn hóa - thể thao văn minh, sáng tạo; kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc, khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa địa phương để hình thành các sản phẩm văn hóa đa dạng, độc đáo phục vụ du lịch - dịch vụ.
Thời gian qua, các hoạt động tuyên truyền, văn hóa - nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng được quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, lồng ghép với các phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hoạt động văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều đổi mới, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ, nghệ nhân. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Dương thường xuyên tổ chức trại sáng tác giúp các chi hội và các hội viên có cơ hội giao lưu, sáng tác nhiều tác phẩm, tham gia các hội thi, như “Đất và người Bình Dương” hằng năm, “Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ” định kỳ 5 năm tổ chức một lần. Ngoài ra, các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh có bước khởi sắc đáng ghi nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ văn hóa phong phú đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về số lượng, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Bình Dương có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa rất phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình, như lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ... Bên cạnh đó, nơi đây còn là vùng đất có nhiều làng nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trải qua quá trình khai phá, mở đất, xây dựng và giữ gìn mảnh đất quê hương Bình Dương đã hình thành hệ thống lễ hội đặc sắc, như lễ hội cúng đình, chùa, miếu, tổ nghề, dòng họ… để người dân cầu nguyện cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt và thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Bình Dương luôn coi trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát huy nguồn lực văn hóa. Tỉnh đã phối hợp tổ chức Lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An” tại đình Dĩ An... Qua đó, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh lên 66 di tích (13 di tích cấp quốc gia, 53 di tích cấp tỉnh). Tổ chức ký kết Kế hoạch liên tịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Sở Giáo dục và Đào tạo - Tỉnh đoàn về phối hợp tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh đã xác định: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, quan tâm đầu tư các loại hình du lịch công nghiệp, du lịch đường sông, du lịch tham quan làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái, tâm linh, du lịch MICE… nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế để thu hút du khách đến Bình Dương”. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đề ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện, như: ban hành hàng loạt các kế hoạch xây dựng nội dung thực hiện kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023 - 2030; kế hoạch chuyển đổi số; kế hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực quảng bá xúc tiến du lịch; tổ chức Tuần lễ văn hóa - ẩm thực - du lịch Bình Dương năm 2023…; xây dựng những chương trình du lịch hấp dẫn, an toàn, phục vụ du khách. Đồng thời, phối hợp với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp lữ hành, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức khảo sát tuyến và sản phẩm du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam trong việc tham gia giới thiệu ẩm thực tiêu biểu của địa phương năm 2023.
Hoạt động du lịch có sự khởi sắc sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, với tổng lượt khách và tổng doanh thu đều tăng. Các khu điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành du lịch đều thực hiện tốt các quy định và hoạt động hiệu quả, nhất là trong trong các dịp nghỉ lễ, tết. Theo báo cáo, trong năm 2023, toàn tỉnh ước phục vụ khoảng 2.500.000 lượt khách, so với kế hoạch năm đạt 125%; doanh thu du lịch ước thực hiện 1.695 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 105,9% tăng hơn 21,1% so với cùng kỳ.
Trong những năm qua, thể thao Bình Dương có những bước phát triển mạnh mẽ cả về thể thao phong trào lẫn thể thao thành tích cao. Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương có phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh trên cả nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn ngành thể dục thể thao. Với quan điểm “Thể thao quần chúng là nền tảng, là cơ sở còn thể thao thành tích cao là vị thế, là chỉ tiêu của một nền thể thao phát triển”, thời gian qua, phong trào thể dục thể thao của Bình Dương không ngừng lớn mạnh, phát triển đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, người cao tuổi.. tham gia.
Toàn tỉnh hiện có 1.062 câu lạc bộ thể thao cơ sở các môn, phục vụ nhu cầu tập luyện cho các tầng lớp nhân dân. Công tác tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động thể thao được quan tâm đẩy mạnh. Riêng Thể thao thành tích cao của tỉnh đã duy trì hệ thống đào tạo vận động viên các tuyến bài bản. Ngoài đầu tư kinh phí, đào tạo tập trung phát triển các môn thể thao thế mạnh, tỉnh còn đầu tư các lớp năng khiếu tuyến cơ sở với gần 500 vận động viên nhằm cung cấp nguồn tài năng trẻ cho thể thao thành tích cao. Bình Dương tập trung đào tạo 28 môn thể thao, với 876 vận động viên (313 vận động viên tuyến tuyển; 246 vận động viên tuyến trẻ và 317 vận động viên tuyến năng khiếu). Có 303 vận động viên đẳng cấp quốc gia (139 kiện tướng, 164 cấp I), hằng năm đóng góp nhiều lượt vận động viên cho đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1139/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030. Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Dương phát triển toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và trước những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng... Xây dựng môi trường văn hóa, văn minh, môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn…, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của tỉnh đến bạn bè, du khách quốc tế thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, con người Bình Dương đến với bạn bè quốc tế. Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từng bước phát triển thị trường văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh; Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người Bình Dương./.
Phát triển toàn diện du lịch Thủ đô, giữ vững vai trò trung tâm du lịch lớn của cả nước  (26/08/2024)
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với mô hình “làng thông minh” ở tỉnh Bình Dương  (16/10/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên