Cấp ủy doanh nghiệp nhà nước và những quyết nghị xoay chuyển tình thế - Bài 1: Lãnh đạo "biến nguy thành cơ"
TCCS - Hơn nửa nhiệm kỳ qua, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã nhạy bén, sáng tạo với những chủ trương, quyết sách sát trúng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt những kết quả tích cực, khẳng định ngày càng rõ nét vị trí, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó kết thành trên nền tảng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tiến hành quyết liệt, đặc biệt là việc chấn chỉnh đội ngũ, củng cố tổ chức và phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, Đảng ủy Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, doanh nghiệp nhà nước thể hiện rõ vai trò là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, là công cụ quan trọng để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ứng phó với những biến động của thị trường, giữ vững các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Khó khăn không là rào cản
Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, trước những yêu cầu cấp bách của thực tiễn khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp những khó khăn chưa từng có, Đảng ủy Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đoàn kết, thống nhất, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo đồng chí Tạ Mạnh Hùng, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ, Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Đảng ủy Tổng công ty đã xây dựng và ban hành 2 nghị quyết chuyên đề gồm: Nghị quyết 10-NQ/ĐUTCT ngày 30-10-2020 về định hướng cơ cấu lại danh mục đầu tư, sở hữu vốn và tài chính nhằm phục hồi và nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025; Nghị quyết số 11-NQ/ĐUTCT ngày 30-10-2020 về tái cơ cấu, tinh giản bộ máy tổ chức và chính sách nhân lực, tiền lương của Tổng công ty giai đoạn 2020 - 2025. Ngoài ra, tại các hội nghị định kỳ của Ban Thường vụ và Đảng ủy Tổng công ty đều dành thời gian để nghe báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, đề ra các giải pháp ứng phó với tình hình bất lợi do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ĐUTCT, Ban Thường vụ, Đảng ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp để xem xét, quyết nghị, đưa ra đường hướng chỉ đạo, lãnh đạo, kết luận về mặt chủ trương, phương án thoái vốn đồng thời chỉ đạo sát sao quá trình triển khai việc thoái vốn của Tổng công ty tại một số doanh nghiệp thành viên (K6, Skypec, PA, TCS…); chỉ đạo Tổng công ty nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, phát sinh cho Tổng công ty trong quá trình triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp thành viên.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/ĐUTCT, Ban Thường vụ, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo Tổng công ty thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ và Chủ sở hữu cũng như để kịp thời đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; lãnh đạo các cơ quan xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng công ty để báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Chính phủ; được sự chấp thuận của Ủy ban Quản lý vốn, Tổng công ty triển khai thực hiện nhóm giải pháp tái cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị trong Đề án tổng thể.
Theo đó, Tổng công ty thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn hơn, giảm tầng nấc trung gian nhưng vẫn đảm bảo sự vận hành và phối hợp giữa các bộ phận thông suốt, nhịp nhàng để thúc đẩy việc ra quyết định nhanh chóng; xây dựng, điều chỉnh lại quy chế, quy trình thực hiện công việc; tiến hành đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động, xác định công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trợ giúp mọi hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho Tổng công ty; đồng thời thực hiện loại bỏ, thu hẹp hoặc hợp nhất những bộ phận, lĩnh vực không hoặc chưa phù hợp trong tình hình mới. Công tác tái cơ cấu từ đầu năm 2020 đến nay: Tổng công ty giảm được 55 đầu mối (trong đó Công ty Mẹ: 4 cơ quan, đơn vị và 29 cấp phòng; các công ty Con: 22 cấp phòng).
Trước các tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19 xảy ra từ năm 2020, Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc cùng toàn thể người lao động VNA quyết tâm, đồng lòng, chia sẻ khó khăn, chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để ứng phó và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh; tận dụng tối đa sự chia sẻ và hỗ trợ của các đối tác, nhà cung cấp để duy trì hoạt động liên tục của VNA.
Đảng ủy, Thường vụ Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo VNA báo cáo kịp thời lên các cấp có thẩm quyền về các khó khăn vướng mắc, các tác động của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của VNA cùng các đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ cho VNA. Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã trực tiếp đến Tổng công ty làm việc, nghe báo cáo về khó khăn, vướng mắc của Tổng công ty, kịp thời chỉ đạo, đính hướng cho Đảng ủy Tổng công ty các biện pháp tháo gỡ, vượt khó.
Đứng trước thách thức chưa từng có từ tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng cũng là thời cơ lớn để Việt Nam vươn lên, Đảng bộ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trung tâm là tăng cường đổi mới, sáng tạo thông qua chương trình chuyển đổi số, nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã kịp thời xây dựng tầm nhìn chiến lược dài hạn và chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đổi mới, sáng tạo, tích cực tham gia vào cuộc cách mạng 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại nhằm nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để điều hành doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, trải nghiệm của khách hàng, nâng cao vị trí, năng lực cạnh tranh, và đẩy mạnh các mảng kinh doanh trong lĩnh vực hàng không.
Cụ thể, đối với khách hàng, thúc đẩy kênh phân phối về bán hàng online qua website và ứng dụng di động; mở rộng triển khai các chức năng để tăng doanh thu gia tăng; triển khai mua dịch vụ đặc biệt trực tuyến; đa dạng hóa thanh toán qua ví điện tử, hình thức thanh toán trả tiền sau…; triển khai ứng dụng giải trí trên thiết bị di động; triển khai dịch vụ giải trí không dây W-IFE, wifi kết nối internet trên tàu bay… Trong công tác quản trị điều hành, tập trung triển khai hệ thống thông tin quản trị (MIS), hệ thống quản trị doanh thu; hệ thống phân tích hiệu quả đường bay; xây dựng hệ thống báo cáo quản trị (Salesforce); hệ thống quản lý và theo dõi hiệu suất, dự báo trước hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, tối ưu hóa hoạt động bay dựa trên nền tảng Big Data; triển khai hệ thống quản lý dịch vụ trên không; mở rộng hệ thống hội nghị trực tuyến đến tất cả chi nhánh trong và ngoài nước của Tổng công ty Hàng không Việt Nam... Về lĩnh vực chuyển đổi số, Tổng công ty đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản trở thành hãng hàng không số, bao gồm xác lập chiến lược chuyển đổi số và tư duy văn hóa số; tăng cường sử dụng công nghệ, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; hoàn thành số hóa ở hầu hết các lĩnh vực …
Thực hiện các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sau 3 năm triển khai hàng loạt các giải pháp tái cơ cấu tự thân thuộc thẩm quyền và quy định để chủ động tháo gỡ một phần khó khăn về dòng tiền, thanh khoản của VNA do đại dịch gây ra, VNA đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Với những giải pháp linh hoạt điều hành sản xuất kinh doanh, điều chỉnh lịch bay và các chặng bay phù hợp với nhu cầu thị trường; tăng cường các chuyến bay chở hàng hóa; tham gia chương trình vận chuyển đồng bào hồi hương, vận chuyển chuyên gia; năm 2020, doanh thu hàng hóa của VNA chỉ suy giảm 20% so với trước dịch, năm 2021 doanh thu hàng hóa đạt 8.313 tỷ đồng, bằng 119% so với trước dịch;năm 2022, doanh thu hàng hóa đạt 7.807 tỷ đồng, bằng 112% so với trước dịch...
Cũng trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Tổng công ty viễn thông MobiFone đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng chính sách kế toán theo quy định tại Thông tư 21/2019/TT-BTTTT về thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông và Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính của MobiFone năm 2021 được thực hiện hồi tố dựa trên cơ sở doanh thu được ghi nhận, hạch toán theo dung lượng thực tế sử dụng (doanh thu tiêu dùng) ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất kinh doanh của MobiFone. Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg, ngày 3-2-2023, quy định về khung giá bản lẻ điện bình quân (theo hướng tăng khung giá); việc điều chỉnh tăng khung giá điện làm tăng chi phí điện của, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của MobiFone. Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác chống SIM rác khiến công tác sản xuất kinh doanh của MobiFone tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức.
Trước những khó khăn, thách thức đó, Đảng ủy MobiFone đã chỉ đạo toàn Tổng công ty tiếp tục thực hiện mục tiêu “Giữ vững viễn thông, tấn công không gian mới”; tăng tốc hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án kinh doanh lĩnh vực không gian mới; đẩy mạnh triển khai công tác chuyển đổi số, tham gia phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số; hoàn thành công tác quy hoạch sản phẩm giải pháp và dịch vụ số; nghiên cứu, phát triển các kênh bán hàng mới; rà soát, điều chỉnh chính sách kinh doanh dịch vụ theo định hướng điều chỉnh giá cước data di động cho phù hợp nhu cầu thị trường. Đảng ủy MobiFone đã chỉ đạo xây dựng Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo triển khai công tác kinh doanh lĩnh vực viễn thông truyền thống, không gian hiện hữu; chỉ đạo triển khai kịp thời, có hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đối với không gian hiện hữu nhằm thực hiện nghiêm các chính sách của Nhà nước về thắt chặt quản lý quản lý thông tin thuê bao, siết chặt bán hàng qua kênh đại lý. Tập trung triển khai công tác phát triển thuê bao bền vững, bảo đảm đúng quy định. Nghiên cứu, phát triển các kênh bán hàng mới, tăng cường kênh kinh doanh online. Bên cạnh đó, chỉ đạo các ban chức năng của Tổng công ty tiếp tục rà soát, hoàn thiện và triển khai các phương án kinh doanh đối với các lĩnh vực không gian mới bảo đảm khả thi, hiệu quả, theo đúng các quy định. Kiên quyết, kiên trì lãnh đạo triển khai thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số để chuyển đổi số đóng góp tích cực hơn nữa cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật và đầu tư.
Từ những giải pháp lãnh đạo quyết liệt, sát trúng của Đảng ủy Tổng công ty, MobiFone đã vượt qua thách thức, doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2023 của toàn Tổng công ty ước đạt 19.871 tỷ đồng, đạt 70,5% kế hoạch năm; lợi nhuận Công ty mẹ lũy kế 9 tháng đầu năm ước đạt 1.504 tỷ đồng, đạt 98,0% kế hoạch năm. Thu nhập của người lao động ổn định; các chế độ chính sách cho người lao động được triển khai thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tự hào với sự bứt phá từ việc vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng chí Nguyễn Xuân Nghĩa, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ MobiFone, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông MobiFone, tâm đắc nói: “Đảng bộ Trung tâm đã và đang thực hiện đào tạo và đạo tạo lại cán bộ công nhân viên với phương châm học đi đôi với hành đó là giao các nhiệm vụ thách thức mà trước đây chưa phải đối mặt, chuyển từ kỹ năng vận hành thành kỹ năng phát triển sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Đây cũng là để thực hiện các quan điểm trong 3 đột phá chiến lược mà Đại hội thứ XIII của Đảng đã nêu “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đến nay số lượng đảng viên có lý luận chính trị cao cấp là 3 người, trình độ tiến sỹ 1 người, trình độ đại học và thạc sỹ của đảng viên là 42/42 người. 74/86 lao động tại Trung tâm đã đạt được chứng chỉ quốc tế liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn như thiết kế tối ưu hóa hạ tầng số 5G, chứng chỉ quản lý nhân sự cao cấp, chứng chỉ quản lý sản xuất. Đến nay, có thể khẳng định rằng năng lực của cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Trung tâm có thể làm chủ được các công việc mà cách đây chỉ vài năm thôi chúng ta cần thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện với chi phí rất cao. Cụ thể, năm 2021 và năm 2022 đã tự thiết kế 9 dự án phát triển mạng lưới với số lượng trạm là 13.000 trạm, qua đó tiết kiệm được 191 tỷ cho Tổng công ty. Tự thực hiện các công đoạn chính của công tác tối ưu hóa 30 tỉnh, thành phố trọng điểm với kết quả là giảm số huyện không đạt chỉ tiêu từ 40 huyện đến nay chỉ xuống còn 5”.
Chia sẻ về những khó khăn từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, đồng chí Nguyễn Quốc Hưng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Bắc Ninh (Agribank Bắc Ninh) dùng từ “cạnh tranh khá hoàn hảo” trong hoạt động ngân hàng khi có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng. Trên địa bàn Bắc Ninh hiện nay có 42 chi nhánh của các ngân hàng thương mại khác nhau cộng khoảng 26 quỹ tín dụng nhân dân. Về mặt cạnh tranh để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, đây là mức độ cạnh tranh rất cao, nên áp lực để hoàn thành được các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh cũng rất lớn.
Trước thực tế ấy, Đảng ủy Agribank Bắc Ninh xây dựng nhiều nghị quyết, như nghị quyết về đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ người dân doanh nghiệp phát triển kinh tế rồi nghị quyết về công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; nghị quyết về công tác đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp dịch vụ số ngân hàng số cho khách hàng... Từ đầu năm 2023, Agribank Bắc Ninh thực hiện giảm 3-4 đợt giảm lãi suất, với mục tiêu là hỗ trợ các doanh nghiệp người dân để làm sao phục hồi ổn định sản xuất. Tính đến 21-9-2023, nguồn vốn đạt 22.100 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 4.007 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 122%; dư nợ đạt 20.985 tỷ đồng tăng so với năm 2020 là 5.685 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 137%, trong đó tỷ lệ đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân là 70% dư nợ (trên 14.000 tỷ đồng); thu dịch vụ ước đến 31-12-2023 đạt 95,7 tỷ đồng tăng so với năm 2020 là 20,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 127,7%; ước đến hết 31-12-2023, tài chính đạt 700 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 141 tỷ đồng.
Theo đồng chí Đỗ Huy Cường, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Quế Võ (Bắc Ninh), bám sát nghị quyết của Hội đồng Thành viên và chỉ đạo điều hành của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh và căn cứ tình hình thực tế, chi nhánh đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh; bởi năm 2022 là năm huyện Quế Võ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu nông thôn mới để trở thành thị xã vào năm 2023, nhất là tiến độ giải phóng đền bù các dự án xây dựng các khu nhà ở dân cư, khu cụm công nghiệp, dự án vành đai 4 đi qua một số xã tại huyện Quế Võ. Đây là điều kiện thuận lợi để Agribank thu hút nguồn tiền gửi từ các nguồn đền bù của dự án; chủ động nắm bắt lãi suất trên thị trường để huy động kỳ hạn, lãi suất phù hợp; nắm bắt thông tin từ khách hàng khi có nguồn tiền nhàn dỗi để huy động và các khoản tiền gửi đến hạn để đàm phán, giữ chân khách hàng.
Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh huyện Quế Võ xác định đầu tư cho vay phải đi đôi với quản lý, giám sát và an toàn. Tập trung đầu tư cho vay phát triển khách hàng tốt, có dòng tiền ổn định, sử dụng dịch vụ và tài sản đảm bảo thanh khoản tốt; giữ vững và tăng tỷ lệ cho vay trung hạn để có chênh lệch lãi suất cao, xử lý kịp thời và quyết liệt các khoản nợ xấu phát sinh, hạn chế trích lập dự phòng DR, đầu tư cho vay phải tuân thủ các chỉ số về an toàn. Ngoài ra, Agribank chi nhánh huyện Quế Võ thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng; tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng dịch vụ của khách hàng vay vốn, đẩy mạnh dịch vụ thu hộ, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ có thế mạnh trên địa bàn (thanh toán quốc tế, kiều hối).
Ngày 21-6-2023, Đảng uỷ Khối đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/ĐUK, “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, phát huy hiệu quả nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương” để lãnh đạo các đảng uỷ trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối chủ động nhận diện tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản gắn với giải pháp cụ thể, bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và cấp có thẩm quyền, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Không chỉ ở những đảng bộ nêu trên, trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các tổ chức đảng, cấp ủy đảng trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, đề ra những quyết sách, giải pháp sát trúng, kịp thời khắc phục những khó khăn, chủ động đi trước đón đầu, tận dụng thời cơ và bứt phá; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo đảm việc làm, cải thiện đời sống người lao động. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, Đảng ủy Khối đã chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước thuộc Khối thực hiện khẩn trương nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước và giải pháp chỉ đạo, điều hành của các cấp có thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đảng uỷ Khối đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/ĐUK, ngày 21-6-2023, “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, phát huy hiệu quả nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương” để lãnh đạo các đảng uỷ trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối chủ động nhận diện tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản gắn với giải pháp cụ thể, bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và cấp có thẩm quyền, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Cả hệ thống chuyển động - 100% chỉ tiêu Nghị quyết đều đạt và vượt
Kết quả đạt được trong hơn nửa nhiệm kỳ qua của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã khẳng định vai trò, vị trí tổ chức đảng trong doanh nghiệp Nhà nước. Để có được thành quả đáng ghi nhận đó, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương luôn bám sát, cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; Chương trình công tác nhiệm kỳ, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo trong cả nhiệm kỳ và hằng năm. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là các nghị quyết, kết luận, quyết nghị của Hội nghị Trung ương 4,5,6,7, 8 (khóa XIII) và các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Đảng ủy Khối đã ban hành nghị quyết về nhiệm vụ công tác hằng năm, ban hành 3 nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK, ngày 7-6-2021, về “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 04-NQ/ĐUK, ngày 3-3-2023, về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương”; Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK, ngày 28-4-2023, về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương”. Bên cạnh đó, Đảng ủy Khối ban hành 191 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, kế hoạch, chương trình hành động… để lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc thực hiện các mặt công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị và chương trình hành động của Đảng uỷ Khối, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị doanh nghiệp, các đảng uỷ trực thuộc đã xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm, đồng thời cụ thể hóa thành chương trình hành động của đảng bộ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo nghiêm túc việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương và của Đảng ủy Khối, thông qua đó đã đánh giá kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần tiếp tục phát huy và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đảng ủy Khối ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm đối với Ban Thường vụ và đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các đảng ủy trực thuộc. Nội dung kiểm tra, giám sát đều có việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Đảng uỷ Khối và thực hiện nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn. Chỉ đạo cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Khối thực hiện công tác kiểm tra, giám sát gắn với đánh giá tình hình thực hiện công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơ cấu lại tại doanh nghiệp trực thuộc.
Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Khối và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các đơn vị trong Khối đều đạt và vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối đã đề ra. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu bình quân 9%/năm; lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 8%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt bình quân 8%/năm; nộp ngân sách hằng năm bảo đảm 100% theo đúng kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền giao; thu nhập của người lao động tăng bình quân 5%/năm. Riêng khối ngân hàng thương mại, nhiều chỉ tiêu vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối đề ra. Tính đến nay, 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đều đạt và vượt chỉ tiêu.
Trong điều kiện có nhiều khó khăn, song các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như Bưu chính, viễn thông, điện, than, xăng dầu, khí đốt, khai khoáng, hàng không, hóa chất, kinh doanh lương thực, ngân hàng… đã thể hiện được vai trò nòng cốt và là lực lượng vật chất quan trọng giữ vững một số cân đối lớn của nền kinh tế; xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối đã thể hiện rõ vai trò dẫn dắt thị trường, thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; là công cụ quan trọng để thực hiện điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.
Gần 3 năm qua, Đảng bộ Khối đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội trong bối cảnh đan xen nhiều thuận lợi và khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Khối và các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối đã thực hiện công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt được những kết quả rất tích cực, khẳng định ngày càng rõ nét vị trí, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tập đoàn, tổng công ty trong Khối là lực lượng nòng cốt, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh hàng không, hạ tầng viễn thông. Các ngân hàng trong Khối tiên phong thực thi chính sách tiền tệ, dẫn dắt thị trường, tạo lập mặt bằng lãi suất, cung cấp vốn cho nền kinh tế…
Thông qua đó, doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện rõ vai trò là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, là công cụ quan trọng để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ứng phó với những biến động của thị trường, giữ vững các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô; đi đầu trong tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước. Trong nửa đầu nhiệm kỳ, 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đều đạt và vượt chỉ tiêu./.
Còn nữa
Ý Đảng, lòng dân và cam kết của Chính phủ về việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp người gửi tiền trong thời kỳ mới (Kỳ 2)  (28/10/2023)
Ý Đảng, lòng dân và cam kết của Chính phủ về việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp người gửi tiền trong thời kỳ mới (Kỳ 1)  (28/10/2023)
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức quán triệt quy định mới về xây dựng Đảng  (28/07/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển