Định hướng, giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta
TCCS - Ngày 30-6-2023, Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức Hội thảo “Định hướng, giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta trong thời gian tới và những khuyến nghị góp phần xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng”.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước. Dân chủ được xem xét theo nhiều khía cạnh, là chế độ chính trị, đồng thời là giá trị, phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thực chất của nhân dân, nhân dân được làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ, có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, phải tuân theo pháp luật. Thực hành dân chủ là việc triển khai trên thực tế lý luận về dân chủ, thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Cùng với mở rộng thực hành dân chủ, việc tăng cường pháp chế gắn liền với quản lý hoạt động của xã hội bằng pháp luật, góp phần bảo đảm kỷ cương xã hội là rất quan trọng.
Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế là hai mặt của một thể thống nhất, có mối quan hệ khăng khít, không đối lập với nhau, là vấn đề có tính quy luật trong quản lý xã hội, quản trị quốc gia. Mối quan hệ tương hỗ thể hiện ở việc trong dân chủ đã bao hàm yếu tố kỷ cương; trong việc tuân thủ pháp luật đã bao hàm tính chất dân chủ. Muốn tăng cường pháp chế thì phải thực hành dân chủ, để có dân chủ thực sự thì phải tăng cường pháp chế, qua đó sẽ bảo đảm được kỷ cương xã hội, tạo môi trường để bảo vệ và phát huy dân chủ.
Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội là mối quan hệ lớn thứ mười được bổ sung trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, hợp thành hệ thống mười mối quan hệ lớn, thể hiện tính quy luật của đổi mới, hội nhập và phát triển ở nước ta. Điều đó cấp thiết đặt ra vấn đề phải làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta trong thời gian tới, góp phần xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận của mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội trong tình hình mới; kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ và trật tự, kỷ cương xã hội và những giá trị có thể tham khảo ở Việt Nam; thực trạng mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước sau gần 40 năm đổi mới. Thông qua đó, góp phần làm rõ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của đất nước sau 40 năm đổi mới về mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội…
Các bài tham luận có nội dung phong phú, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của mối quan hệ lớn trên, đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, như: Tiếp tục nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức và giải quyết tốt trong thực tiễn mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng... Phát huy dân chủ đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chuẩn, nguyên tắc pháp quyền hiện đại. Chú trọng bảo đảm tính độc lập theo pháp luật của các cơ quan tư pháp, nhất là trong hoạt động xét xử của tòa án. Thực hành tốt dân chủ trong Đảng là hạt nhân để thực hành dân chủ trong xã hội. Mọi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Có cơ chế bảo đảm và thực hiện tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các quy chế, quy định khác liên quan đến mối quan hệ này, như: quy chế chất vấn, giải trình; quy chế ứng cử, bầu cử có số dư; quy chế giám sát, phản biện xã hội…
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân giám sát, kiểm tra Đảng, kiểm tra Nhà nước. Tiếp tục nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện); nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện tốt quy định của Bộ Chính trị khóa XI, ngày 25-4-2015, “Về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước” nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được tự do sáng tạo, độc lập suy nghĩ, kiến nghị, được tôn trọng, tiếp thu ý kiến, vận dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu trong các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, phù hợp với pháp luật hiện hành.../.
Thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại Thành phố Hồ Chí Minh  (18/05/2023)
Những thành tựu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra  (27/04/2023)
Vai trò của kinh tế nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu, rộng  (14/04/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển