Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 15 đến ngày 21-5-2017)
00:08, ngày 23-05-2017
TCCSĐT - Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp: Chính phủ kiến tạo, doanh nghiệp sáng tạo; Chủ tịch nước dự Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho các cụm công trình trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Người; Thanh Hóa cần trở thành tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư; Thủ tướng Chính phủ: Tạo thuận lợi để mọi người dân phát huy tối đa năng lực, sở trường; Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam; Trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật;… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
Trong hai ngày 14 và 15-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
Sáng 15-5, làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tỉnh Hòa Bình có vị trí quan trọng ở vùng Tây Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế, đang phát triển vươn lên và có nhiều hứa hẹn; nhân dân có truyền thống đấu tranh cách mạng lâu dài, đoàn kết, cần cù chịu khó.
Tổng Bí thư hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hòa Bình, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đã nỗ lực triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, bằng các chương trình, kế hoạch hành động bài bản và đã đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Tổng Bí thư chia sẻ, mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng Hòa Bình vẫn là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là đồng bào Mường.
Bày tỏ đồng tình với hướng đi sắp tới của tỉnh, Tổng Bí thư lưu ý Hòa Bình phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của tỉnh, trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, đất đai, dân trí… Trên nền quy hoạch đã có, tỉnh cần xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, lựa chọn cái gì làm trước, cái gì làm sau, tính toán toàn diện, có bước đi, dự án công trình cụ thể, xác định cây, con chủ lực, mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa… từ đó huy động nguồn lực, thu hút đầu tư.
Tổng Bí thư mong muốn Hòa Bình quan tâm hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, củng cố và nâng cao chất lượng xã nông thôn mới; tăng cường đấu tranh phòng chống ma túy, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Tổng Bí thư nhắc nhở Hòa Bình cần thường xuyên chăm lo, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện tốt chính sách dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp: Chính phủ kiến tạo, doanh nghiệp sáng tạo
Ngày 17-5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp lần thứ hai, năm 2017, với chủ đề "Đồng hành cùng doanh nghiệp". Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và đông đảo đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ bồi hồi nhớ lại không khí cách đây hơn một năm tại Hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam: Động lực phát triển kinh tế của đất nước” được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đó không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho doanh nghiệp mà cho cả Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khi Chính phủ mới bước vào một nhiệm kỳ mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và thách thức.
Tại Hội nghị hôm nay, sau khi nghe các báo cáo và ý kiến của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nhân phân tích các kết quả đã đạt được, Thủ tướng mong muốn đối chiếu lại với những nguyên tắc để xây dựng thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân cùng với hai nhóm giải pháp trước đây đã đề ra. Đó là kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật. Hai là, cải cách thủ tục hành chính.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị sau 1 năm triển khai Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp, Chính phủ mong muốn nhận được những ý kiến thẳng thắn của những người hằng ngày trải nghiệm và hiểu rõ môi trường cạnh tranh. Tinh thần của Hội nghị là thẳng thắn, chân thành và xây dựng.
Thủ tướng nhấn mạnh, Hội nghị này diễn ra sau Hội nghị Trung ương 5 khóa XII vừa kết thúc. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Trung ương đã ra các nghị quyết về doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu kết luận, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng cho biết, ngay sau Hội nghị này, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng sẽ họp với các Bộ trưởng để thông qua một chỉ thị quan trọng để tiếp tục thực hiện tốt hơn Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chuyển lời nói thành hành động.
Chủ tịch nước dự Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho các cụm công trình trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
Chiều 17-5, tại Hội trường Bộ Quốc Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Quốc Phòng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ đợt 5 cho hai cụm công trình đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 5 được Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan Thường trực triển khai từ tháng 7-2015, Bộ Quốc phòng đã giao cho Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai tổ chức xét tặng trong Bộ Quốc phòng.
Năm 2015, bốn công trình, cụm công trình của các tác giả trong Bộ Quốc phòng đề nghị xét giải thưởng. Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Bộ Quốc phòng đã xem xét, đánh giá và thống nhất đề nghị lên Hội đồng cấp Nhà nước. Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và Hội đồng cấp Nhà nước đã xem xét, đánh giá và trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho hai cụm công trình đặc biệt xuất sắc về khoa học và công nghệ của 52 tác giả và đồng tác giả thuộc Bộ Quốc phòng tại Quyết định số 103/QĐ-CTN, ngày 11-01-2017 của Chủ tịch nước.
Hai cụm công trình của 52 đồng tác giả, cụ thể: Cụm công trình về Trường Sa của 33 đồng tác giả và Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan nguyên phát và một số bệnh lý tiêu hóa, gan mật”, của Giáo sư, Tiến sĩ Mai Hồng Bàng và 18 đồng tác giả, đơn vị chủ trì là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện công trình đã ứng dụng trong chẩn đoán điều trị tại bệnh viện và chuyển giao thành công hầu hết các kỹ thuật từ kết quả của cụm công trình cho các bệnh viện trên địa bàn cả nước, như: Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện K Trung ương, Quân y 175...
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Bằng chứng nhận Giải thưởng cho các nhà khoa học đồng tác giả của các cụm công trình được tặng giải thưởng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Người
Nhân dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18-5-2017, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (tại đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội).
Dự lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.
Sáng 15-5, làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tỉnh Hòa Bình có vị trí quan trọng ở vùng Tây Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế, đang phát triển vươn lên và có nhiều hứa hẹn; nhân dân có truyền thống đấu tranh cách mạng lâu dài, đoàn kết, cần cù chịu khó.
Tổng Bí thư hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hòa Bình, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đã nỗ lực triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, bằng các chương trình, kế hoạch hành động bài bản và đã đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Tổng Bí thư chia sẻ, mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng Hòa Bình vẫn là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là đồng bào Mường.
Bày tỏ đồng tình với hướng đi sắp tới của tỉnh, Tổng Bí thư lưu ý Hòa Bình phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của tỉnh, trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, đất đai, dân trí… Trên nền quy hoạch đã có, tỉnh cần xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, lựa chọn cái gì làm trước, cái gì làm sau, tính toán toàn diện, có bước đi, dự án công trình cụ thể, xác định cây, con chủ lực, mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa… từ đó huy động nguồn lực, thu hút đầu tư.
Tổng Bí thư mong muốn Hòa Bình quan tâm hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, củng cố và nâng cao chất lượng xã nông thôn mới; tăng cường đấu tranh phòng chống ma túy, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Tổng Bí thư nhắc nhở Hòa Bình cần thường xuyên chăm lo, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện tốt chính sách dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp: Chính phủ kiến tạo, doanh nghiệp sáng tạo
Ngày 17-5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp lần thứ hai, năm 2017, với chủ đề "Đồng hành cùng doanh nghiệp". Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và đông đảo đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ bồi hồi nhớ lại không khí cách đây hơn một năm tại Hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam: Động lực phát triển kinh tế của đất nước” được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đó không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho doanh nghiệp mà cho cả Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khi Chính phủ mới bước vào một nhiệm kỳ mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và thách thức.
Tại Hội nghị hôm nay, sau khi nghe các báo cáo và ý kiến của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nhân phân tích các kết quả đã đạt được, Thủ tướng mong muốn đối chiếu lại với những nguyên tắc để xây dựng thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân cùng với hai nhóm giải pháp trước đây đã đề ra. Đó là kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật. Hai là, cải cách thủ tục hành chính.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị sau 1 năm triển khai Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp, Chính phủ mong muốn nhận được những ý kiến thẳng thắn của những người hằng ngày trải nghiệm và hiểu rõ môi trường cạnh tranh. Tinh thần của Hội nghị là thẳng thắn, chân thành và xây dựng.
Thủ tướng nhấn mạnh, Hội nghị này diễn ra sau Hội nghị Trung ương 5 khóa XII vừa kết thúc. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Trung ương đã ra các nghị quyết về doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu kết luận, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng cho biết, ngay sau Hội nghị này, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng sẽ họp với các Bộ trưởng để thông qua một chỉ thị quan trọng để tiếp tục thực hiện tốt hơn Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chuyển lời nói thành hành động.
Chủ tịch nước dự Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho các cụm công trình trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
Chiều 17-5, tại Hội trường Bộ Quốc Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Quốc Phòng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ đợt 5 cho hai cụm công trình đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 5 được Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan Thường trực triển khai từ tháng 7-2015, Bộ Quốc phòng đã giao cho Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai tổ chức xét tặng trong Bộ Quốc phòng.
Năm 2015, bốn công trình, cụm công trình của các tác giả trong Bộ Quốc phòng đề nghị xét giải thưởng. Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Bộ Quốc phòng đã xem xét, đánh giá và thống nhất đề nghị lên Hội đồng cấp Nhà nước. Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và Hội đồng cấp Nhà nước đã xem xét, đánh giá và trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho hai cụm công trình đặc biệt xuất sắc về khoa học và công nghệ của 52 tác giả và đồng tác giả thuộc Bộ Quốc phòng tại Quyết định số 103/QĐ-CTN, ngày 11-01-2017 của Chủ tịch nước.
Hai cụm công trình của 52 đồng tác giả, cụ thể: Cụm công trình về Trường Sa của 33 đồng tác giả và Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan nguyên phát và một số bệnh lý tiêu hóa, gan mật”, của Giáo sư, Tiến sĩ Mai Hồng Bàng và 18 đồng tác giả, đơn vị chủ trì là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện công trình đã ứng dụng trong chẩn đoán điều trị tại bệnh viện và chuyển giao thành công hầu hết các kỹ thuật từ kết quả của cụm công trình cho các bệnh viện trên địa bàn cả nước, như: Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện K Trung ương, Quân y 175...
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Bằng chứng nhận Giải thưởng cho các nhà khoa học đồng tác giả của các cụm công trình được tặng giải thưởng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Người
Nhân dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18-5-2017, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (tại đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội).
Dự lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Với niềm kính yêu và biết ơn vô hạn, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu đã tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc đã và đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Người đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ”. Cùng ngày, các đoàn: Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an; Thành phố Hà Nội; Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ.
Thanh Hóa cần trở thành tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư
Tối 18-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa - địa phương có vị trí địa chiến lược, địa chính trị, địa văn hóa quan trọng của cả nước, một trong những cái nôi của những giá trị văn hóa phi vật thể của người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số còn lưu lại đến ngày nay.
Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ”. Cùng ngày, các đoàn: Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an; Thành phố Hà Nội; Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ.
Thanh Hóa cần trở thành tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư
Tối 18-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa - địa phương có vị trí địa chiến lược, địa chính trị, địa văn hóa quan trọng của cả nước, một trong những cái nôi của những giá trị văn hóa phi vật thể của người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số còn lưu lại đến ngày nay.
Hội nghị thu hút khoảng 1.200 đại biểu, trong đó có đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam; các tổ chức tài chính quốc tế; các định chế tài chính, cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại của một số nước; đại diện lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa với công tác tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn lên đến trên 1200 người. Thủ tướng bày tỏ vui mừng với các hình thức xúc tiến khác nhau, hội nghị có 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 135.300 tỷ đồng. Đây là kết quả rất đáng trân trọng, hoan nghênh của tỉnh Thanh Hóa, nhất là sự kiện này diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5.
Thủ tướng cho rằng, Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này đã góp một viên gạch vào việc thực hiện mong ước của Bác, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh khá của miền Bắc.
Thủ tướng nêu rõ, không chỉ là một tỉnh kinh tế năng động, một điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư, Thanh Hóa còn là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các điều kiện để phát triển. Thanh Hóa còn là xứ học, con người thông minh, cần cù, sáng tạo; là địa phương có nhiều thành tích trong khoa bảng trước đây và ngày nay, học sinh, sinh viên của Thanh Hóa luôn đạt nhiều Huy chương Vàng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, Thanh Hóa sẽ hứa hẹn một lực lượng lao động tinh nhuệ cho đất nước và tỉnh nhà.
Thủ tướng mong muốn, với những tiềm năng và điều kiện thuận lợi của mình, Thanh Hóa cần trở thành một tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư.
Những nội dung chính của Phiên họp thứ 10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Từ ngày 15 đến 17-5-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên thứ 10 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và điều hành của các Phó Chủ tịch Quốc hội. Tham dự phiên họp có đại diện lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Dưới đây là những nội dung chính của phiên họp.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; tiếp tục cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
4. Cho ý kiến về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào; việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
5. Cho ý kiến về các báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 của Quốc hội; về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.
6. Cho ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách, tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng.
7. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đồng thời, thông qua các Nghị quyết cho thôi nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Võ Kim Cự thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đối thoại với công nhân lao động
Hội nghị đối thoại với công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức ngày 19-5, tại Khu công nghiệp Nội Bài.
Đây là năm thứ hai hoạt động đối thoại với công nhân lao động được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức. Tại Hội nghị, gần 1.000 công nhân lao động đại diện cho 150.000 công nhân đã được giải đáp những khó khăn, thắc mắc liên quan đến đời sống tinh thần, bảo hiểm, y tế, giáo dục…
Phát biểu tại buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, thành phố luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Chia sẻ với những khó khăn của công nhân về vấn đề nhà ở, nhà văn hóa, nhà trẻ, trung tâm y tế tại các khu công nghiệp còn thiếu, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, ngay sau hội nghị này thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương sớm khắc phục. Thành phố cũng sẽ kiểm tra, khảo sát, vấn đề nào cần thiết sẽ làm ngay.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết thêm, vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đồng ý dành 700-800 tỷ đồng cùng với thành phố Hà Nội xây dựng khu nhà ở cho công nhân.
Thành phố Hà Nội cũng dành ngân sách để xây dựng khu nhà ở kèm theo những thiết chế văn hóa, dịch vụ để tạo điều kiện sống tốt hơn cho công nhân.
Thủ tướng Chính phủ: Tạo thuận lợi để mọi người dân phát huy tối đa năng lực, sở trường
Tối 20-5, tại Hà Nội, lần thứ 13 chương trình “Vinh quang Việt Nam” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhằm ghi nhận và vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 30 năm đổi mới. 30 tập thể, cá nhân trong đó có 12 tập thể cán bộ, đoàn viên, người lao động và 18 cá nhân có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu được vinh danh trong dịp này.
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 30 năm đổi mới là giai đoạn lịch sử quan trọng, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các mặt đời sống xã hội đất nước. Qua đổi mới, chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đổi mới phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và huy động mọi nguồn lực của xã hội. 30 năm đổi mới đã chứng kiến vai trò tích cực của các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân, giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức công đoàn không ngừng lớn mạnh và là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh việc tổ chức chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới” là dịp ghi nhận sự phấn đấu và đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, người lao động trên khắp mọi miền đất nước. Đây là những bông hoa tươi đẹp, góp phần tạo ra các dấu ấn đậm nét, làm nên bức tranh tươi sáng trong xã hội, có sức lan tỏa, lôi cuốn các tập thể, cá nhân khác noi theo.
“Cùng với 30 tập thể và cá nhân được vinh danh hôm nay, chúng ta còn có hàng vạn tấm gương tiêu biểu trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương, biển đảo của Tổ quốc”, Thủ tướng khẳng định.
Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam
Chiều 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật 30 đại biểu đại diện các tập thể, cá nhân được tôn vinh trong Chương trình "Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những đóng góp quý báu của 30 tập thể, cá nhân được tôn vinh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam nói riêng, của tổ chức công đoàn, đội ngũ đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước nói chung, vào những thành tựu chung của đất nước sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Tổng Bí thư mong muốn các tập thể, cá nhân được vinh danh lần này, tiếp tục phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã có, chủ động, sáng tạo, giữ vững thương hiệu, uy tín trên thương trường, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đổi mới phương thức hoạt động, đề ra các chủ trương, biện pháp động viên công nhân viên chức lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao quà và Thư gửi các tập thể, cá nhân được tôn vinh tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới".
Trong Thư có đoạn viết: “Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi 30 tập thể, cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…
Tôi mong và tin tưởng các tập thể và cá nhân được tôn vinh lần này, phát huy những thành tích đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới, tiếp tục đổi mới, lao động sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
Nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2017), sáng 20-5, tại Nhà hát Lớn - Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật đợt Năm cho 18 tác giả có các tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 tác giả có tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước.
Sau phiên họp toàn thể của Hội đồng cấp Nhà nước, có 18 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật cho các tác giả, thân nhân tác giả có tác phẩm công trình được trao tặng đợt Năm.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến của các thế hệ văn nghệ sỹ, những người đã góp phần củng cố, chấn hưng và làm vinh quang nền văn học, nghệ thuật cách mạng thời gian qua”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định./.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa với công tác tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn lên đến trên 1200 người. Thủ tướng bày tỏ vui mừng với các hình thức xúc tiến khác nhau, hội nghị có 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 135.300 tỷ đồng. Đây là kết quả rất đáng trân trọng, hoan nghênh của tỉnh Thanh Hóa, nhất là sự kiện này diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5.
Thủ tướng cho rằng, Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này đã góp một viên gạch vào việc thực hiện mong ước của Bác, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh khá của miền Bắc.
Thủ tướng nêu rõ, không chỉ là một tỉnh kinh tế năng động, một điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư, Thanh Hóa còn là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các điều kiện để phát triển. Thanh Hóa còn là xứ học, con người thông minh, cần cù, sáng tạo; là địa phương có nhiều thành tích trong khoa bảng trước đây và ngày nay, học sinh, sinh viên của Thanh Hóa luôn đạt nhiều Huy chương Vàng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, Thanh Hóa sẽ hứa hẹn một lực lượng lao động tinh nhuệ cho đất nước và tỉnh nhà.
Thủ tướng mong muốn, với những tiềm năng và điều kiện thuận lợi của mình, Thanh Hóa cần trở thành một tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư.
Những nội dung chính của Phiên họp thứ 10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Từ ngày 15 đến 17-5-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên thứ 10 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và điều hành của các Phó Chủ tịch Quốc hội. Tham dự phiên họp có đại diện lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Dưới đây là những nội dung chính của phiên họp.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; tiếp tục cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
4. Cho ý kiến về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào; việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
5. Cho ý kiến về các báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 của Quốc hội; về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.
6. Cho ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách, tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng.
7. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đồng thời, thông qua các Nghị quyết cho thôi nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Võ Kim Cự thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đối thoại với công nhân lao động
Hội nghị đối thoại với công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức ngày 19-5, tại Khu công nghiệp Nội Bài.
Đây là năm thứ hai hoạt động đối thoại với công nhân lao động được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức. Tại Hội nghị, gần 1.000 công nhân lao động đại diện cho 150.000 công nhân đã được giải đáp những khó khăn, thắc mắc liên quan đến đời sống tinh thần, bảo hiểm, y tế, giáo dục…
Phát biểu tại buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, thành phố luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Chia sẻ với những khó khăn của công nhân về vấn đề nhà ở, nhà văn hóa, nhà trẻ, trung tâm y tế tại các khu công nghiệp còn thiếu, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, ngay sau hội nghị này thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương sớm khắc phục. Thành phố cũng sẽ kiểm tra, khảo sát, vấn đề nào cần thiết sẽ làm ngay.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết thêm, vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đồng ý dành 700-800 tỷ đồng cùng với thành phố Hà Nội xây dựng khu nhà ở cho công nhân.
Thành phố Hà Nội cũng dành ngân sách để xây dựng khu nhà ở kèm theo những thiết chế văn hóa, dịch vụ để tạo điều kiện sống tốt hơn cho công nhân.
Thủ tướng Chính phủ: Tạo thuận lợi để mọi người dân phát huy tối đa năng lực, sở trường
Tối 20-5, tại Hà Nội, lần thứ 13 chương trình “Vinh quang Việt Nam” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhằm ghi nhận và vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 30 năm đổi mới. 30 tập thể, cá nhân trong đó có 12 tập thể cán bộ, đoàn viên, người lao động và 18 cá nhân có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu được vinh danh trong dịp này.
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 30 năm đổi mới là giai đoạn lịch sử quan trọng, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các mặt đời sống xã hội đất nước. Qua đổi mới, chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đổi mới phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và huy động mọi nguồn lực của xã hội. 30 năm đổi mới đã chứng kiến vai trò tích cực của các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân, giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức công đoàn không ngừng lớn mạnh và là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh việc tổ chức chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới” là dịp ghi nhận sự phấn đấu và đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, người lao động trên khắp mọi miền đất nước. Đây là những bông hoa tươi đẹp, góp phần tạo ra các dấu ấn đậm nét, làm nên bức tranh tươi sáng trong xã hội, có sức lan tỏa, lôi cuốn các tập thể, cá nhân khác noi theo.
“Cùng với 30 tập thể và cá nhân được vinh danh hôm nay, chúng ta còn có hàng vạn tấm gương tiêu biểu trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương, biển đảo của Tổ quốc”, Thủ tướng khẳng định.
Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam
Chiều 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật 30 đại biểu đại diện các tập thể, cá nhân được tôn vinh trong Chương trình "Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những đóng góp quý báu của 30 tập thể, cá nhân được tôn vinh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam nói riêng, của tổ chức công đoàn, đội ngũ đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước nói chung, vào những thành tựu chung của đất nước sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Tổng Bí thư mong muốn các tập thể, cá nhân được vinh danh lần này, tiếp tục phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã có, chủ động, sáng tạo, giữ vững thương hiệu, uy tín trên thương trường, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đổi mới phương thức hoạt động, đề ra các chủ trương, biện pháp động viên công nhân viên chức lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao quà và Thư gửi các tập thể, cá nhân được tôn vinh tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới".
Trong Thư có đoạn viết: “Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi 30 tập thể, cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…
Tôi mong và tin tưởng các tập thể và cá nhân được tôn vinh lần này, phát huy những thành tích đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới, tiếp tục đổi mới, lao động sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
Nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2017), sáng 20-5, tại Nhà hát Lớn - Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật đợt Năm cho 18 tác giả có các tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 tác giả có tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước.
Sau phiên họp toàn thể của Hội đồng cấp Nhà nước, có 18 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật cho các tác giả, thân nhân tác giả có tác phẩm công trình được trao tặng đợt Năm.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến của các thế hệ văn nghệ sỹ, những người đã góp phần củng cố, chấn hưng và làm vinh quang nền văn học, nghệ thuật cách mạng thời gian qua”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định./.
Giao lưu, hợp tác giữa thanh niên là nền tảng cho quan hệ Việt - Trung  (22/05/2017)
Việt Nam tăng cường hợp tác với Liên minh Thái Bình Dương  (22/05/2017)
Thủ tướng: Bảo đảm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%  (22/05/2017)
Trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước  (22/05/2017)
Thủ tướng chỉ thị tăng cường chăm sóc người có công với cách mạng  (22/05/2017)
Nỗ lực tạo chuyển biến đồng bộ, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội  (22/05/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay