Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 26-12-2016 đến ngày 01-01-2017
Văn phòng Chính phủ phải làm gương cho toàn bộ hệ thống hành chính”
Chiều 30-12, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ cả 3 Nghị quyết được Hội nghị Trung ương 4 khóa XII ban hành đều rất quan trọng, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ cần nghiên cứu kỹ hơn Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
“Việc tự phát hiện những nguy cơ, diễn biến đó rất quan trọng để sửa chữa, phấn đấu, khắc phục. Nghị quyết Trung ương 4 phải thấm vào chúng ta, Văn phòng Chính phủ phải tiếp tục cải cách, đổi mới, làm gương cho các cơ quan khác”, Thủ tướng nói và lưu ý trong việc tham mưu, đề xuất các chính sách phải vì nhân dân, tuyệt đối tránh “lợi ích nhóm” và chống “tham nhũng chính sách”.
Cùng với yêu cầu ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu cán bộ, đảng viên Văn phòng Chính phủ phải không ngừng học tập, nâng cao năng lực, trình độ. “Văn phòng Chính phủ đã có rất nhiều tấm gương sáng. Từng cán bộ, đảng viên phải nâng cao năng lực để xứng đáng là cán bộ, đảng viên Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ phải làm gương cho toàn bộ hệ thống hành chính”, Thủ tướng nói và bày tỏ tin tưởng Văn phòng Chính phủ sẽ có bước chuyển biến mới về chất, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những bất cập, tồn tại, xây dựng Văn phòng Chính phủ đoàn kết, vững mạnh hơn nữa, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng chỉ đạo về việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ
Xét báo cáo của Bộ Nội vụ về việc lãnh đạo một số địa phương, đơn vị tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, lãnh đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nội vụ ban hành văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi quyết định vi phạm, xem xét miễn nhiệm chức vụ, chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp qua kiểm tra đã phát hiện sai phạm; kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28-02-2017.
Hoàn thiện quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về Dự thảo Nghị định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ và Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09-6-2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ chỉnh lý Dự thảo Nghị định theo hướng: quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm nhận xét và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó không do mình bổ nhiệm; lưu ý quy định đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ để bảo đảm đúng thẩm quyền.
Bộ Nội vụ báo cáo xin ý kiến Chính phủ phương án quy định về trách nhiệm xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức: phương án 1 như Dự thảo Nghị định là giao Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; phương án 2 là giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo từng ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu cải cách công vụ, công chức, bảo đảm đúng thực tế, chuẩn mực, phù hợp với cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, khắc phục bất cập hiện nay là còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý, bình quân chủ nghĩa.
Xoá bỏ tình trạng “bổ nhiệm đúng quy trình” người không xứng đáng Ngày 26-12, tại Hà Nội, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Nội vụ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu xoá bỏ tình trạng “bổ nhiệm đúng quy trình” người không xứng đáng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương, đánh giá cao các kết quả và thành tích của Bộ, ngành nội vụ; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, cần tập trung khắc phục. Đó là, tiếp tục cải cách thể chế để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực được phân công; chấm dứt tình trạng “nợ” văn bản hiện nay.
Bộ Nội vụ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, phát huy vai trò là cơ quan thường trực về cải cách hành chính, tích cực phối hợp với các bộ, ngành làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả và thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
“Tuyển chọn công chức, viên chức cần công khai tiêu chí, tiêu chuẩn, minh bạch để ứng viên cạnh tranh với khả năng thực sự, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Rà soát sửa đổi ngay các thủ tục, quy trình bất hợp lý, sớm xoá bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ nhiệm người nhà. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm dư luận quan tâm. Không để xảy ra tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình nhưng người được bổ nhiệm không xứng đáng”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.
Bộ Nội vụ cần tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Có chính kiến rõ ràng về cơ cấu tổ chức, phương án phân định thẩm quyền giữa các cơ quan phụ trách các lĩnh vực.
Về công tác quản lý Hội, tôn giáo, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ và thanh niên, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Bộ Nội vụ cần tiếp tục hoàn thiện Luật về hội, nghiên cứu xây dựng đề án liên quan đến các tổ chức phi chính phủ phù hợp với điều kiện, phong tục, văn hoá của nước ta. Khẩn trương trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục rà soát, đánh giá, sửa đổi các quy định của pháp luật về thi đua-khen thưởng. Khắc phục tình trạng “nặng trên, nhẹ dưới”, khen thưởng cho cơ sở và cá nhân có thành tích thực sự.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu sâu, chú trọng tính ứng dụng, kịp thời, thiết thực, phục vụ quản lý nhà nước.
Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Chiều 26-12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ Nghị quyết số 05 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII xác định đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là một trong 5 lĩnh vực trong tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 khóa XII sẽ thảo luận và ban hành một nghị quyết chuyên đề về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, cần được các bộ, ngành và địa phương quán triệt, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.
Để thúc đẩy đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính chủ trì cùng các bộ, ngành đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo về lĩnh vực này, rà soát lại quy chế hoạt động, cơ cấu, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự kiến kế hoạch công tác mà trước mắt là của năm 2017.
Tiếp tục kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị định 16, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, như các nghị định về tự chủ trong từng lĩnh vực, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành và của các địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở thực hiện cơ chế khoán chi trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định rõ hơn lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo và xây dựng khung lộ trình giá. Bộ Tư pháp rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để khắc phục sự chồng chéo, bất cập trong thực hiện quy chế tự chủ, nghiên cứu khả năng xây dựng một luật chung điều chỉnh về đơn vị sự nghiệp công lập. Các bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương rà soát, phân loại, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập; nghiên cứu các hình thức xã hội hóa các dịch vụ công; cải cách hành chính trong lĩnh vực sự nghiệp công./.
Du lịch Việt Nam: Bước ngoặt vào thời kỳ phát triển mới  (02/01/2017)
Du lịch Việt Nam: Bước ngoặt vào thời kỳ phát triển mới  (02/01/2017)
Bình Dương được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất  (02/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay