Phát triển Đảng ở vùng đồng bào có đạo - một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở Bù Gia Mập
Là một huyện miền núi, biên giới có địa bàn rộng và nhiều đồng bào dân tộc đang sinh sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 22,5% dân số toàn huyện). Bù Gia Mập có 4 tổ chức tôn giáo lớn đang hoạt động gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Hồi giáo với 30 cơ sở thờ tự, 72 điểm nhóm, 21 chức sắc, 58 chức việc, 45.923 tín đồ chiếm 28.9% dân số toàn huyện. Trong những năm gần đây, hoạt động của các tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật; các tín đồ tôn giáo cơ bản thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào xã hội góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc ở địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động của một số tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp do tác động từ những thế lực thù địch bên ngoài. Việc xây dựng, sửa chữa, cơi nới cơ sở tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo, cư trú trái phép ở một số cơ sở thờ tự, các điểm, nhóm sinh hoạt của một số tôn giáo còn trái với quy định của pháp luật, gây nguy cơ mất ổn định chính trị; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục ra sức tìm đủ mọi phương cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ, gây mất đoàn kết toàn dân tộc dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền đạo trái phép, đưa tin lên mạng, đả kích, xúi giục, bôi nhọ, xuyên tạc quan điểm, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo…
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển đảng ở đồng bào các tôn giáo, Ban Thường vụ huyện uỷ đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo, quán triệt, triển khai những chủ trương, Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới, trong đó chú trọng quán triệt quan điểm, chính sách tôn giáo trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá IX; Quy định 123-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 40-HD/BTCTƯ, ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn thực hiện Quy định 123 của Bộ Chính trị về một số điểm kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo đến các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc. Từ đó, cấp uỷ các chi bộ, đảng bộ đều nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên là người có đạo và quản lý đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt ở các tôn giáo. Nhìn chung, công tác phát triển đảng viên là người có đạo đã đạt được kết quả bước đầu, việc quản lý đảng viên là người có đạo luôn sâu sát, không để đảng viên có đạo vi phạm, làm trái chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đoàn kết thống nhất các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện; chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các thế lực thù địch.
Công tác phát triển đảng viên là người có đạo luôn được Đảng bộ quan tâm, cấp uỷ các cấp chú trọng tuyên truyền giáo dục, tạo nguồn phát triển đảng viên đối với những người có đức và có tài. Hầu hết các thôn, ấp ở vùng đồng bào có đạo trong toàn huyện đều có các chi bộ và các tổ chức đoàn thể hoạt động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người có đạo tham gia hưởng ứng sinh hoạt các phong trào ở các cơ sở, qua đó lựa chọn, bồi dưỡng phát hiện, giúp đỡ quần chúng có đạo phấn đấu phát triển trở thành đảng viên. Hiện nay, toàn huyện có 37/2.408 đảng viên là người có đạo, trong đó, đảng viên theo đạo Công giáo là 16 đồng chí, Tin lành có 19 đồng chí, Phật giáo có 2 đồng chí (số đảng viên theo đạo đều là tín đồ, chưa có chức sắc, chức việc trong các tôn giáo tham gia). Nhờ vậy, đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn, khu dân cư, vừa ổn định sinh hoạt tôn giáo, vừa thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa cấp uỷ, chính quyền địa phương với đồng bào có đạo.
Tuy nhiên, hiện nay công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo vẫn còn một số hạn chế như: một số cấp uỷ chưa thật sự tích cực, chủ động trong công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, số lượng kết nạp đảng viên còn ít, chưa kết nạp những chức việc, chức sắc vào đảng; công tác quản lý, giao nhiệm vụ để thử thách ở một số nơi làm chưa tốt; các đoàn thể cơ sở chưa chủ động phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét, kết nạp những đoàn viên, hội viên ưu tú; một bộ phận cán bộ, đảng viên và đồng bào có đạo hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo còn có những hạn chế nhất định; một bộ phận quần chúng tín đồ còn băn khoăn khi đứng vào hàng ngũ của Đảng…
Những tồn tại, hạn chế nói trên do nhiều nguyên nhân. Không ít cấp uỷ chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào có đạo; đảng viên cũng như tổ chức cơ sở đảng chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, một số cấp uỷ và cán bộ, đảng viên nhận thức chưa thật sự sâu sắc tầm quan trọng của Quy định 123-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 40-HD/BTCTƯ, ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn thực hiện Quy định 123 của Bộ Chính trị về một số điểm kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo; hoạt động của một số tổ chức đoàn thể còn hạn chế, chưa chủ động trong phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu những hạt nhân tiến bộ, dẫn đến thiếu quan tâm và còn e dè trong xem xét, phát triển đảng viên là người có đạo…
Từ thực tiễn trên đây, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc Quy định 123 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 40-HD/BTCTƯ, ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn thực hiện Quy định 123 của Bộ Chính trị về một số điểm kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo đến các chi bộ, đảng bộ cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của cấp uỷ và cán bộ, đảng viên về vấn đề tôn giáo; quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển đảng viên là người có đạo, quản lý đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo; coi đó là một trong những giải pháp củng cố, xây dựng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn khu dân cư, góp phần ổn định sinh hoạt tôn giáo và thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với đồng bào có đạo.
Hai là, xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu phát triển đảng hằng năm đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đảng viên là người có đạo thông qua việc phân công các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện uỷ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phát triển Đảng bảo đảm đúng phương châm, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng.
Ba là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" thông qua việc tuyên truyền, phát động quần chúng tích cực tham gia các phong trào hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội ở khu dân cư và trong vùng đồng bào có đạo, làm cầu nối đoàn kết tôn giáo, giữa đồng bào có đạo và không có đạo. Thông qua đó, phát hiện những quần chúng ưu tú, tiêu biểu để tiếp tục bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo nguồn phát triển đảng viên là người có đạo.
Bốn là, định kỳ thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện Quy định 123 của Bộ Chính trị; biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển đảng viên là người có đạo và quản lý đảng viên là người có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo để làm gương điển hình cho các đơn vị học tập.
Trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện đã xác định phương hướng: phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy định 123-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 40-HD/BTCTƯ, ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn thực hiện Quy định 123 của Bộ Chính trị về một số điểm kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo của Ban Tổ chức Trung ương Đảng; kết nạp đảng viên là người có đạo theo phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục theo quy định. Chú trọng kết nạp những đảng viên giữ chức sắc, chức việc trong các tôn giáo được Nhà nước công nhận.
Muốn củng cố tổ chức cơ sở đảng vững mạnh và để tổ chức cơ sở đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong đời sống xã hội nói chung và ở vùng đồng bào có đạo nói riêng đòi hỏi Đảng bộ Bù Gia Mập phải quan tâm thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng và phát triển đảng ở vùng đồng bào có đạo. Trong thời gian tới, Đảng bộ Bù Gia Mập cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ, đồng chí bí thư cấp uỷ cơ sở và đảng viên về yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác phát triển đảng ở vùng đồng bào có đạo. Đây là một nhiệm vụ thường xuyên nhưng rất quan trọng, là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên. Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của tín đồ các tôn giáo với tư cách là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, đảng viên là người có đạo hoặc các chức sắc, chức việc trong các tôn giáo là lực lượng nòng cốt trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Thứ hai, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của Ban Thường vụ Huyện uỷ thông qua các ban xây dựng Đảng và các đồng chí uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ phụ trách cơ sở đối với công tác phát triển đảng viên là người có đạo từ khâu phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng, quản lý, giao nhiệm vụ phấn đấu cho quần chúng ưu tú, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác minh hồ sơ lý lịch cho quần chúng ưu tú. Đây là quy trình rất quan trọng trong đánh giá, lựa chọn đúng người có đủ phẩm chất và năng lực vào hàng ngũ của Đảng, phấn đấu theo lý tưởng của Đảng.
Thứ ba, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, chủ động phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu những quần chúng ưu tú cho tổ chức cơ sở đảng xem xét, kết nạp gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chú trọng đẩy mạnh khâu "làm theo" gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; tập trung vào các đối tượng đoàn viên, hội viên, giáo viên, dân quân, lực lượng dự bị động viên… để tạo nguồn phát triển đảng viên.
Thứ tư, cấp uỷ cơ sở phân công đảng viên có kinh nghiệm, am hiểu công tác tôn giáo về sinh hoạt tại các chi bộ, đảng bộ ở nơi có đông đồng bào theo đạo nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo, đề xuất thực hiện kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Đặc biệt, phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân ở vùng đồng bào có đạo về vị trí quan trọng của Đảng trong đời sống kinh tế, xã hội, về vai trò nòng cốt của đảng viên là người có đạo trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, về sự vinh dự và cần thiết khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng…, khơi gợi lòng đam mê, nhiệt huyết phấn đấu vào Đảng; tạo điều kiện để đồng bào có đạo, nhất là đoàn viên, thanh niên, học sinh là người có đạo phấn đấu, rèn luyện đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực… để tổ chức cơ sở đảng ở vùng đồng bào có đạo sẽ có ngày càng nhiều những đảng viên có đạo thực sự xứng đáng, phát huy tài năng, xây dựng quê hương, đất nước./.
Đẩy mạnh phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”  (17/07/2013)
Bản sắc dân tộc và sự phát triển văn hóa  (17/07/2013)
Bản sắc dân tộc và sự phát triển văn hóa  (17/07/2013)
Đoàn Tạp chí Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Italia  (17/07/2013)
Cải cách hành chính theo mô hình doanh nghiệp ở các nước phương Tây  (17/07/2013)
Cải cách hành chính theo mô hình doanh nghiệp ở các nước phương Tây  (17/07/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay