Tỉnh Quảng Ninh đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử
TCCS - Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, thành phố thông minh, đột phá cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính công. Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nền tảng, động lực tạo đột phá cho sự phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, ngày 5-2-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2012 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã "đi trước, đón đầu " trong khai thác cơ hội số, triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, ở tất cả các lĩnh vực và xác định lấy hiện đại hóa nền hành chính làm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Tỉnh đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh. Với quyết tâm chính trị cao, cách làm bài bản, có tính đột phá, sáng tạo, công tác chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, các dư địa mới đã được khai phá, trong đó có đóng góp quan trọng từ sự phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên dùng.
Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh trở thành khung tham chiếu của cả nước, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho xây dựng Chính phủ điện tử. Nền hành chính được hiện đại hóa, thể hiện rõ nét qua việc thay đôi phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc và phục vụ của cơ quan nhà nước nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tục hành chính được giải quyết băng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công tạrc tuyến, đến nay 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến, trong đó 70% dịch vụ công đạt mức độ 4; tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi, tăng tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đôi với cơ quan chính quyền các cấp. Mô hình thành phố thông minh đã đạt được một số kết quả bước đầu ở một số lĩnh vực như y tế thông minh, giáo dục thông minh, môi trường thông minh... mang đến nhiều giá trị thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Thương hiệu về môi trường đâu tư, kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh được tạo dựng vững chắc với thứ hạng các bộ chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI dẫn đầu cả nước.
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01-7-2014, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 và hoàn thành mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra là đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành trong hệ thống chính trị của tỉnh, tạo ra các giá trị tăng trưởng mới cho kinh tế - xã hội, từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP và xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn, phù hợp quy luật, yêu cầu phát triển trong thời đại 4.0, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nghị quyết số 09-NQ/TU xác định 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và 40 nhiệm vụ, giải pháp. Sau hơn 2 năm triển khai, đến nay có 16/20 mục tiêu đã hoàn thành, đạt 80%; 4/20 mục tiêu đang trong lộ trình triển khai thực hiện đến hết năm 2025, chiếm 20%. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 09, Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh nằm trong nhóm top đầu về chuyển đổi số toàn quốc, đứng vị trí thứ 3/63 các tỉnh/thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2021. Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3/63 về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT Index) năm 2022; đứng thứ 1 toàn quốc về cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, kết quả công bố Cải cách hành chính các tỉnh, thành phố, Quảng Ninh đứng vị trí thứ 2 về chỉ số thành phần Chính quyền số. Tại Hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số năm 2023 của Ủy ban Quốc gia Chuyển đổi số, Quảng Ninh được ghi nhận và biểu dương là địa phương điển hình trong nhóm top đầu về hạ tầng số. Trong năm 2024, toàn tỉnh xác định tập trung cao điểm vào phát triển dữ liệu, xây dựng dữ liệu phục vụ chính quyền số, dữ liệu phục vụ kinh tế số và dữ liệu phục vụ xã hội số; tập trung chuyển đổi số cho các lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực y tế, ưu tiên rà soát lại tình hình xây dựng nền tảng số hỗ trợ cho tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; nền tảng quản lý chuyên dùng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng quản lý trạm y tế xã; nền tảng quản lý thông tin bệnh viện, quản lý hồ sơ bệnh án điện tử và tình hình số hóa thông tin sức khỏe, số hóa bệnh án điện tử liên thông thông suốt giữa các cơ sở y tế và giữa các cơ sở y tế với người dân để phục vụ cho nhân dân một các thuận lợi nhất trong tra cứu, theo dõi khám chữa bệnh. Quảng Ninh phải là địa phương trong đi đầu chuyển đổi số của ngành y tế; là địa phương phát triển nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa; chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh dựa trên công nghệ số vào top đầu cả nước.
Đối với ngành giáo dục, tỉnh xác định phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác quản lý, trong dạy và học, trong số hóa tài liệu, giáo trình, hệ thống học liệu; số hóa sách giáo khoa số; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập của cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Quảng Ninh phải là địa phương đi đầu chuẩn hóa học bạ điện tử cho tất cả cấp học, ngành, bậc học; số hóa và quản lý thống nhất hệ thống văn bằng, chứng chỉ, chương trình đào tạo gắn với từng học sinh, sinh viên; xây dựng nền tảng tra cứu học liệu số dùng chung cho tất cả các cấp học.
Cùng với đó tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, nông thôn, ngành du lịch, hải quan, tài nguyên môi trường, bảo hiểm...
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài, trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đều gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực tạo đột phá của sự phát triển; là con đường ngắn nhất để tạo đột phá phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững và phát huy vai trò của một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc.
Cùng với đó tỉnh xác đỉnh rõ nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị đóng vai trò quyết định trong thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. Sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu và hành động đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của Chuyên đôi số. Do vậy, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương cần phải tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn cũng như tạo đột phá trong phát triên, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu từ nay đến 2025 và giai đoạn tới, tỉnh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện; nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng. Do vậy, quá trình chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ninh phải được triển khai toàn diện, kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở kế thừa những kêt quả đạt được của Đê án Chính quyền điện tử, thành phố thông minh và dữ liệu số đã có; đi đôi với đôi mới, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với cải cách hành chính nhằm chuyên đôi căn bản lê lối, phương thức làm việc trong hoạt động lãnh đạo của các câp ủy và tô chức đảng; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của người dân và có sự đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh quán triệt tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn vói công tác kiêm tra, giám sát; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy đảng trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh về chuyển đổi số.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; chủ động, tiên phong, đi đầu, sáng tạo trong triển khai các giải pháp chuyển đổi số, đôi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị. Xây dựng mô hình truyền thông hướng tới người dân là trung tâm, thúc đẩy phát triển công dân số tại Quảng Ninh.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện về nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền; thực hiện tốt chức năng giám sát, vận động nhân dân tích cực tham gia công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. - Định kỳ hằng năm, tổ chức triển lãm các thành tựu chuyển đổi số của tỉnh và hội chợ công nghệ số "Make in Viet Nam " quy mô quốc gia, quốc tế.
Tiếp tục xác định chuyển đổi nhận thức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đăc biệt là nhận thức của người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương và trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh đóng vai trò quyết định đến tốc độ chuyển đổi số, đến chất lượng, hiệu quả chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới; người dân là trung tâm của chuyển đổi số; phát triển nền tảng số, xây dựng dữ liệu là giải pháp đột phá, quan trọng hàng đầu; xây dựng cơ sở dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên mới, là khâu then chốt của chuyển đổi số toàn diện ở tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân, cộng đồng doanh nghiệp về yêu cầu, nhu cầu, lợi ích của chuyển đổi số toàn diện để tạo lập niềm tin cũng, như tăng cường các giải pháp về an toàn, an ninh mạng, hình thành văn hóa số; rà soát tất cả các quy chế, quy trình nội bộ của từng cơ quan, địa phương, đơn vị để thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là thay đổi nhận thức; triệt để ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh một cách hiệu quả, thực chất và an toàn./.
Quảng Ninh phát triển nguồn nhân lực số, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững  (28/10/2024)
Quảng Ninh phấn đấu trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số  (28/10/2024)
Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) chú trọng thực hiện chính sách dân tộc, chính sách an sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số  (28/10/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay