Tỉnh Quảng Ninh tích cực phòng, chống dịch và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TCCS - Hiện nay, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý vi phạm về Luật Giao thông để nâng cao ý thức cho người dân, đồng thời phòng, chống dịch bệnh COVID-19 một cách hiệu quả nhất.
Tỉnh Quảng Ninh là một trong số ít các địa phương trên toàn quốc có đầy đủ 5 loại hình giao thông gồm: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và hàng không. Với hệ thống giao thông đa dạng và kết nối với nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nên công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt, không xảy ra ách tắc giao thông, đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh phải làm một cách triệt để và quyết liệt.
Theo Ban An toàn giao thông, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.069 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, với 12.048 phương tiện. Đó là chưa kể còn có hàng nghìn lượt phương tiện hoạt động tự do lưu thông trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá kinh doanh lưu thông là rất lớn cho dù đang trong giai đoạn mà dịch bệnh COVID-19 diễn ra khá phức tạp, chính vì vậy công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vẫn phải thực hiện theo hình thức kết hợp giữa xử lý vi phạm Luật Giao thông với tuyên truyền phòng, chống dịch.
Thượng tá Nguyễn Thành Chung, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi vừa thực hiện việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với tuyên truyền nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm việc sử dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông cũng phối hợp với nhiều lực lượng khác để ngăn chặn, xử lý các hành vi, như bỏ trốn khỏi nơi cách ly, nhập cảnh trái phép… qua đó góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”.
Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến được giao quản lý và tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Đội Thanh tra giao thông số 4 (Sở Giao thông vận tải) Quảng Ninh cũng đã đi kiểm tra công tác an toàn của các phương tiện. Qua đó, yêu cầu các chủ phương tiện bốc dỡ, chất hàng hoá trên xe không được vi phạm về tải trọng cũng như chở quá số người quy định, đồng thời nghiêm túc sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Nhằm tránh tình trạng các phương tiện dừng đỗ không đúng nơi quy định, gây mất an toàn giao thông cũng như trật tự đô thị, lực lượng thanh tra giao thông cũng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống biển báo giao thông trên tuyến. Qua đó, có các giải pháp cụ thể để thay thế hoặc điều chỉnh cự ly cắm biển cho hợp lý, không làm ảnh hưởng tới quá trình tham gia giao thông của người dân.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 588 xe container, 11 đầu kéo, trên 5.000 phương tiện là xe tải tự đổ có kích thước không phù hợp để vận chuyển hàng hoá trên hạ tầng giao thông. Các phương tiện chở hàng hoá quá tải trọng, cơi nới thành thùng không chỉ là nguyên nhân tàn phá hạ tầng giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, gây bức xúc trong nhân dân. Để xử lý nghiêm hành vi vận chuyển hàng hoá quá tải trọng và phương tiện cơi nới thành thùng, trạm cân tải trọng và Thanh tra giao thông (Sở Giao thông vận tải) đã tiến hành lập trạm lưu động để xử lý vi phạm này trên toàn tỉnh.
Năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tiếp tục giảm sâu số vụ tai nạn giao thông, song để làm được điều đó cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng và người dân, để không xảy ra tai nạn cũng như phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả./.
Kết quả và một số kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong chỉ đạo, triển khai việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (01/06/2021)
Kết quả và một số kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong chỉ đạo, triển khai việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (01/06/2021)
Triển khai huy động nguồn lực xã hội hóa thông qua phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công - tư tại tỉnh Quảng Ninh  (30/05/2021)
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông từ vi phạm dừng, đỗ xe  (29/11/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm