Vietcombank là đại diện duy nhất tại Việt Nam có mặt trong Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn
TCCS - Vietcombank đã được ghi nhận tại Bảng xếp hạng “The World's Largest Public Companies 2020” của Forbes với vị trí dẫn đầu trong số các công ty Việt Nam được vinh dự chọn vào bảng xếp hạng với thứ hạng 950, tăng tới 159 bậc so với năm 2019.
Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, thứ hạng của Vietcombank đã được cải thiện đáng kể từ 1.985 lên 950, lọt vào Top 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn. Bốn đơn vị khác còn lại của Việt Nam lần lượt có vị trí là 1.560, 1.564, 1.605 và 1.874 trong Top 2.000 mà Forbes bình chọn.
Danh sách Global 2000 năm 2022 xếp hạng 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới được Tạp chí Forbes tính theo 4 tiêu chí là doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản và giá trị thị trường. Năm 2019, lợi nhuận của Vietcombank tiếp tục tăng trưởng cao. Lợi nhuận trước thuế đạt 23.155 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018, vượt xa mức 12% theo kế hoạch đề ra. Với mức lợi nhuận xấp xỉ 1 tỷ USD, Vietcombank thuộc Top 200 tổ chức tài chính ngân hàng có quy mô lợi nhuận cao nhất toàn cầu.
Forbes sử dụng số liệu tài chính của 12 tháng gần nhất tính đến ngày 22-4-2022 để xếp hạng các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Theo Forbes, có 58 quốc gia sở hữu đại diện trong danh sách Global 2000 năm 2022. Trong đó, Mỹ tiếp tục là đất nước đứng đầu về số lượng doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu với 590 công ty, tiếp theo là Trung Quốc / Hồng Kông (351) và Nhật Bản (196).
Thống kê cụ thể về thứ hạng và các chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong bảng dưới đây:
Forbes cho biết các doanh nghiệp trong danh sách Global 2000 năm nay có tổng doanh thu khoảng 47.600 tỷ USD, tổng lợi nhuận 5.000 tỷ USD, tổng tài sản 233.700 tỷ USD và tổng vốn hóa 76.500 tỷ USD.
Vietcombank hiện là ngân hàng đầu tại Việt Nam có tổng tài sản hơn 1,4 triệu tỷ đồng và giá trị vốn hóa cao nhất trong các tổ chức tín dụng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện Vietcombank có gần 22.000 nhân viên với mạng lưới hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam gồm trụ sở chính tại Hà Nội và trên 600 chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi cả nước.
Định hướng chiến lược của Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn 2030 là giữ vững vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam, trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới, 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Với những thành quả đã đạt được trong gần 60 năm thành lập và phát triển, Vietcombank đang củng cố nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Tuyết Tuyết (tổng hợp)
Vietcombank được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp đầu tiên đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam  (07/12/2021)
Vietcombank - Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020 - 2021  (14/10/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam