Agribank đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19
TCCS - Sáng ngày 25-4-2020, Agribank tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 178 điểm cầu từ trụ sở chính tới các chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, huyện trong toàn hệ thống nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Phạm Hoàng Đức, Thành viên phụ trách Hội đồng thành viên; Tiết Văn Thành, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc; các đồng chí thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, lãnh đạo các đơn vị thành viên Trụ sở chính, văn phòng đại diện các khu vực, chi nhánh loại I, loại II.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Hoàng Đức cho biết, trong thời gian qua, bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng chi tiết các kịch bản ứng phó, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo đảm hoạt động ngân hàng thông suốt, chưa có đơn vị nào phải dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã triển khai kịp thời, đồng bộ, thực chất các giải pháp cơ cấu lại khoản vay, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng ưu đãi giảm lãi suất tới 2,5%/năm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Agribank luôn tiên phong, tích cực trong công tác an sinh xã hội thông qua các hoạt động tiêu biểu, như ủng hộ 10 tỷ đồng tại Lễ phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trao 5 tỷ đồng kinh phí trang bị kit xét nghiệm và các trang thiết bị y tế phục vụ phòng dịch; trao 800 triệu đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; các chi nhánh trong toàn hệ thống ủng hộ kinh phí phòng, chống dịch tại địa phương; vận động cán bộ, người lao động trích 1 ngày lương ủng hộ phòng, chống dịch; sử dụng nhà khách làm khu cách ly; giải cứu nông sản, các chương trình “hạt gạo nghĩa tình” phát miễn phí dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn…, qua đó lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng được Ngân hàng Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Tính đến ngày 22-4-2020, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 là 22.008 tỷ đồng với 3.530 khách hàng; dư nợ được miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ là 2.952 tỷ đồng với 258 khách hàng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay của Agribank tính từ 23-1-2020 đến nay đạt trên 300.000 tỷ đồng, trong đó cho vay mới đối với 6.776 khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tại hội nghị, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành đã nghe các chi nhánh báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả triển khai thực tế, những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, như khó khăn về tăng trưởng tín dụng do yêu cầu về giãn cách xã hội, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tạm dừng; khó khăn trong làm việc với khách hàng để xác định mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch, nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, đầu ra của ngành lâm, thủy sản bị hạn chế; khó khăn trong việc thẩm định và hoàn thiện các hồ sơ để thực hiện hỗ trợ…, kịp thời đề xuất với các cấp có thẩm quyền đưa ra giải pháp khắc phục, tháo gỡ vướng mắc, là tiền đề quan trọng để triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khó khăn cho khách hàng.
Xác định tình hình dịch bệnh còn diễn biến kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, tác động tiêu cực nền kinh tế trong nước, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank quán triệt các đơn vị, chi nhánh trong toàn hệ thống tiếp tục triển khai nghiêm túc các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 với phương châm “khẩn trương - chặt chẽ - đúng đối tượng”; chủ động xây dựng phương án ứng phó trước kịch bản tác động của dịch bệnh, bảo đảm hoạt động thông suốt, đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng tới người dân, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Song song việc triển khai có hiệu quả các biện pháp mở rộng tín dụng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khôi phục sản xuất, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, các chi nhánh trong toàn hệ thống cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng dẫn đến phát sinh về nợ xấu, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chính sách, gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Ghi nhận những kết quả bước đầu triển khai thời gian qua, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành đề nghị các chi nhánh trong toàn hệ thống thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm chi phí hoạt động, tiếp tục vận động cán bộ, người lao động tiếp tục phát huy truyền thống của “ngân hàng vì cộng đồng”, thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội để tập trung ưu tiên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế; có các biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố tình gây chậm trễ, trục lợi. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, thông tin đầy đủ các chương trình, chính sách hỗ trợ; công bố rộng rãi đường dây nóng, kịp thời tiếp nhận, xử lý vướng mắc, trả lời thỏa đáng cho khách hàng./.
Thế giới tìm cách cứu ngành công nghiệp dầu khí  (21/04/2020)
Hà Nội cần quyết liệt, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế  (21/04/2020)
Petrovietnam: Chung sức cùng cộng đồng chống dịch  (20/04/2020)
Agribank cơ cấu lại nợ cho 15 ngàn khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19  (18/04/2020)
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ các giải pháp khôi phục kinh tế  (17/04/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên