Huyện Hàm Tân: nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế
TCCS - Huyện Hàm Tân là cửa ngõ phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận kết nối với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Hệ thống đường giao thông đi qua địa bàn Hàm Tân có các tuyến quốc lộ (1A, 55), cao tốc đoạn Dầu Giây - Phan Thiết; ngoài ra Hàm Tân còn có đường bờ biển dài 22km. Đây là những yếu tố thuận lợi để Hàm Tân phát triển kinh tế - xã hội.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Huyện ủy Hàm Tân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, đạt một số kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành sản xuất tăng trưởng khá; kết quả thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các chỉ tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt và vượt kế hoạch. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện phát triển khá tích cực. Hàm Tân có diện tích đất nông nghiệp gần 50.000ha (trong đó đất sản xuất khoảng 43.530ha). Những năm qua, hệ thống thủy lợi được huyện quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hàm Tân tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và hình thành chuỗi liên kết để nâng cao giá trị nông sản. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh các loại cây ăn trái, cây công nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế cao. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai hiệu quả, có nhiều sản phẩm nông nghiệp được công nhận 3 sao. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Hàm Tân chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; cơ cấu lại quy mô sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, Hàm Tân nằm trong vùng ngư trường có nhiều bãi cá và nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bờ biển có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, bãi biển có nền cát trắng mịn thuận lợi cho xây dựng bãi tắm; cồn cát ven biển thuận lợi trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát tạo ra vùng sinh thái vừa có rừng vừa có biển, là lợi thế đặc thù cho phát triển du lịch và khai thác nguồn lợi kinh tế biển.
Trong nhiều năm qua, địa phương đã chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Thực hiện các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, kết cấu hạ tầng của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, Hàm Tân xác định đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện trong năm 2024 và các năm tiếp theo là hết sức cần thiết và cấp bách phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp, các dự án năng lượng lớn trên địa bàn, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch,... Trên địa bàn huyện được quy hoạch 3 khu công nghiệp, gồm: Tân Đức diện tích 300ha; Sơn Mỹ 1 có diện tích 1.070 ha; Sơn Mỹ 2 có diện tích 540ha; 5 cụm công nghiệp và 14 dự án điện mặt trời. Khi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Xác định công nghiệp là ngành mũi nhọn để phát triển địa phương, nên việc sớm triển khai các khu công nghiệp trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng. Huyện Hàm Tân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để sớm bàn giao cho các nhà đầu tư triển khai thi công hạ tầng khu công nghiệp. Thường trực Huyện ủy thường xuyên làm việc với Ủy ban nhân dân huyện, Ban Quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh, Công ty Cổ phần dịch vụ SONADEZI Bình Thuận (chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Đức), Công ty IPICO (chủ đầu tư Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1) và các phòng, ban, địa phương có liên quan, kết hợp đi cơ sở để khảo sát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và để lãnh đạo, chỉ đạo.
Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thông qua các nghị quyết nhiệm vụ quy hoạch xây dựng thêm 3 khu du lịch ven biển, với tổng diện tích hơn 5.000ha, nằm ở các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Cả 3 khu du lịch được quy hoạch theo hướng phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, dân cư.., với trọng tâm là du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó, khu du lịch ven biển Tân Thắng - Thắng Hải có quy mô khoảng 2.421ha, tập trung phát triển du lịch, thương mại dịch vụ, dân cư..., với trọng tâm là du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực ven biển Tân Thắng - Thắng Hải, huyện Hàm Tân.
Thời gian tới, để phát huy tối đa các cơ hội, tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển, huyện Hàm Tân tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị trung tâm huyện và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư các công trình trọng điểm, dự án thủy lợi và các dự án đầu tư ngoài ngân sách; tăng cường thu hút các nhà đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm, tâm huyết để triển khai các dự án du lịch, thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả công việc, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển chung./.
Bình Thuận phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc  (03/11/2024)
Bình Thuận: Phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao  (03/11/2024)
Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay  (24/10/2024)
Huyện Châu Đức vươn mình sau 30 năm xây dựng và phát triển  (18/10/2024)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm