VietinBank chính thức có cơ sở pháp lý để tăng vốn điều lệ
TCCS - Nghị định 121/2020/NĐ-CP vừa được ban hành mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, ngày 13-10-2015, về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (Nghị định 91), đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP, ngày 8-3-2018.
Việc sửa đổi Nghị định 91 đã tạo hành lang pháp lý để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm các tỷ lệ an toàn, đáp ứng mức đủ vốn theo chuẩn mực Basel II (theo phương pháp tiêu chuẩn), đồng thời có thêm dư địa phục vụ tăng trưởng. Tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước cũng là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh, đặc biệt trong bối cảnh đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19.
Là một trong những ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước lớn nhất, VietinBank giữ vị trí tạo lập thị trường. Việc tăng vốn điều lệ là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển bền vững của VietinBank cũng như các ngân hàng thương mại nhà nước khác. Bên cạnh đó, việc tăng vốn cũng hiện thực hóa nội dung trọng yếu của cấu phần “Nâng cao năng lực tài chính” trong phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 của VietinBank đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thời gian qua, VietinBank đã triển khai nhiều giải pháp, biện pháp đồng bộ nhằm cải thiện vốn từ nguồn lực nội tại. Trong đó, các biện pháp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn gồm: Cơ cấu lại vốn tự có giữa vốn cấp 1 và vốn cấp 2, phát hành trái phiếu thứ cấp để tăng vốn cấp 2, nâng cao hiệu quả đầu tư, góp vốn, điều chỉnh cơ cấu danh mục tài sản có rủi ro, kiểm soát hệ số rủi ro bình quân góp phần giảm bớt áp lực tăng vốn.
Đến thời điểm hiện tại, VietinBank đã đáp ứng toàn diện các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel II quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và quy định về đánh giá nội bộ mức đủ vốn tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Việc tăng vốn điều lệ là điều kiện “đủ” để ngân hàng bảo đảm yêu cầu tỷ lệ CAR tối thiểu theo chuẩn mực Basel II là có mức vốn tự có phù hợp với quy mô tăng trưởng tổng tài sản trong đó có tăng trưởng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế.
VietinBank đang khẩn trương thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ trong thời gian sớm nhất./.
Lợi ích vượt trội dành riêng cho khách hàng ưu tiên  (23/09/2020)
Agribank tích cực gỡ khó cho khách hàng vượt qua đại dịch  (17/09/2020)
Ra mắt thẻ tín dụng quốc tế MB Priority Visa Platinum  (27/08/2020)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay