TCCS - Trong thời gian qua, Hà Nội có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành và ban hành nhiều chính sách mới tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Điều này đã tạo không gian để các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn phát triển
Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cả nước hằng năm, Hà Nội thường có vị trí không cao, chỉ thuộc nhóm nửa cuối bảng và cũng không ổn định. Chỉ số PCI của Hà Nội năm 2009 xếp thứ 33/63; năm 2010 xếp thứ 43/63; năm 2011 xếp thứ 36/63; năm 2012 xếp thứ 51/63. Tuy nhiên, đến năm 2019 và năm 2020 xếp hạng PCI của Hà Nội đã nâng lên vị trí thứ 9/63, tăng 42 bậc so với năm 2012. Điều này cho thấy nỗ lực của chính quyền Thủ đô trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
CPI bao gồm 10 chỉ số thành phần là: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch và trách nhiệm; chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý; kết cấu hạ tầng.
Trong số các chỉ tiêu thành phần PCI, Hà Nội có lợi thế và đạt điểm cao ở các chỉ số: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, kết cấu hạ tầng và thiết chế pháp lý...
Hà Nội tập trung vào thu hút và đào tạo nguồn lao động dồi dào, trình độ ngày càng được nâng cao. Song song với đó là các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh không ngừng được cải thiện góp phần tạo niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Kết quả là từ năm 2016 đến 30-4-2020, Hà Nội có 107.283 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn điều lệ khoảng 1,340 triệu tỷ đồng (gấp 1,36 lần số lượng thành lập mới, tốc độ tăng trung bình là 9,6%/năm).
Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 23,702 tỷ USD, gấp 3,97 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Lần đầu tiên sau 35 năm đổi mới, Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 2 năm liên tiếp (năm 2018 và năm 2019). Đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg, ngày 6-7-2011, của Thủ tướng Chính phủ, “Về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, đồng thời là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Bắc và trung tâm công nghệ cao của cả nước. Trong đó, các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội không chỉ phục vụ Thủ đô Hà Nội, mà còn là nơi nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, sản xuất vật liệu... để áp dụng, cung cấp cho tất cả các ngành kinh tế trong cả nước, bao gồm công nghệ sinh học, điện tử tin học, góp phần vào công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường, như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành đòi hỏi công nghệ cao, như công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm ít gây ô nhiễm môi trường; các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng nguồn lực lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao được đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ 7,5% - 8%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 8.300 USD/người đến 8.500 USD/người. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt từ 3,1 triệu tỷ đến 3,2 triệu tỷ đồng (tăng từ 12,5%/năm đến 13,5%/năm). Cơ cấu kinh tế năm 2025 chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó dịch vụ chiếm 65% đến 65,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5% đến 23%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,4% đến 1,6%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 7%/năm đến 7,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 30% GRDP; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong GRDP chiếm 17%; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20,470 tỷ USD; số lượt khách du lịch đạt từ 35 triệu đến 39 triệu lượt người (trong đó có 8 đến 9 triệu lượt khách quốc tế)...
Về mục tiêu cụ thể, trước mắt thành phố ưu tiên nguồn lực để kiểm soát đại dịch COVID-19, thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng, thực hiện các giải pháp đồng bộ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tập trung thu hút và tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, hợp lý để đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển, quyết liệt thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Một số khuyến nghị
Được đánh giá là một trong những đầu tàu của nền kinh tế, thời gian tới Hà Nội cần tập trung làm tốt một số việc sau đây để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp:
Thứ nhất, Hà Nội cần đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh; kê khai và nộp thuế; bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng…
Thứ hai, cấu trúc lại các khu công nghiệp, khu chế xuất, xác định loại hình chuyển đổi cho từng khu hiện hữu sang những mô hình như khu công nghiệp hỗ trợ, khu sinh thái, đổi mới sáng tạo, công nghiệp - đô thị - dịch vụ… nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với mục tiêu thu hút các dự án đầu tư lớn theo định hướng đổi mới sáng tạo phù hợp xu thế phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ ba, đẩy mạnh chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện sống và sinh hoạt của người lao động với mục tiêu lâu dài phát triển bền vững tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đào tạo gắn với thực tiễn, xây dựng các chương trình liên kết nhằm đào tạo đúng hướng, “trúng đích”, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nhằm phát triển nền kinh tế đi vào chiều sâu.
Thứ tư, nhằm thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, Hà Nội cần thu hút đầu tư theo hướng phát triển các công nghệ cao - khu chế xuất. Theo đó, cần phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất mới theo hướng dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ cao - khu chế xuất công nghệ sinh học. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất mới thành lập, cần thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, các dự án thân thiện môi trường; tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh lớn; tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp, đặc biệt các ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố.
Thứ năm, xây dựng mối quan hệ gắn kết, hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp - khu chế xuất, tạo chuỗi liên kết nhằm đạt được bứt phá mới trong phát triển kinh tế./.
Tiếp tục cải các hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp thành phố Hà Nội  (27/10/2021)
Vai trò của du lịch trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội  (25/10/2021)
Hà Nội đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo  (25/10/2021)
Hà Nội xác định hội nhập quốc tế là động lực của sự phát triển bền vững  (23/10/2021)
Hà Nội xây dựng nông thôn mới thực chất, vững bền, theo tiêu chí đô thị  (21/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển