Ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc: Linh hoạt các giải pháp quản lý thu hồi nợ thuế trong bối cảnh dịch bệnh
TCCS - Dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động tới thu ngân sách nhà nước nói chung và việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế nói riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Cục Thuế tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương triển khai các giải pháp vừa ưu tiên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế vừa quyết liệt công tác quản lý thu hồi nợ thuế đối với từng địa bàn, từng nhóm nợ.
Theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh phúc, tính đến 15-8-2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt hơn 21.608 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa đạt trên 18.380 tỷ đồng, tăng 29,6%. Đặc biệt, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19 song với số thu đạt trên 12.885 tỷ đồng, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục là khối đóng góp chính, chiếm 70% tổng thu nội địa.
Để có được những kết quả này, bên cạnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp cùng cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời, đẩy mạnh rà soát các đối tượng kê khai, nộp thuế và đôn đốc quyết toán các khoản thu ngân sách trên địa bàn.
Tuy nhiên, để hoàn thành chỉ tiêu đến cuối năm 2021 tỷ lệ nợ thuế giảm xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước, dự báo ngành thuế tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, thời gian qua, cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý nợ, cưỡng chế thu hồi nợ thuế song vẫn chưa thể thu đủ số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước, nợ thuế tại hầu hết các huyện, thành phố đều có xu hướng tăng cao.
Ngoài nguyên nhân do một số doanh nghiệp được gia hạn nộp theo Nghị định 52 của Chính phủ, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán, chưa nộp kịp thời tiền thuế phát sinh mới. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, ngoài số tiền nợ cũ, người chậm nộp thuế còn phải chịu mức phạt 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp khiến tiền nợ tăng lên. Chỉ tính riêng thu thuế sử dụng đất, ngay những tháng đầu năm đã có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, trong đó có 6 doanh nghiệp lớn với số tiền nợ lên tới gần 452,6 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội, những tháng còn lại của năm 2021, cùng với tuyên truyền người nộp thuế chấp hành nghiêm chính sách thuế và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh cho người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng cường rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế, xử lý các khoản nợ ảo và điều chỉnh tiền chậm nộp, bảo đảm số liệu của người nợ thuế thống nhất với số liệu nợ cơ quan thuế; theo dõi và xử lý dứt điểm các khoản nợ sai, nợ ảo, nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh đến thời điểm 30-6-2021.
Đồng thời, linh hoạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế, như phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nhất là đối với các doanh nghiệp có số nợ lớn, kéo dài, bảo đảm thu nợ thuế đạt kết quả cao nhất.
Ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc sẽ kiên quyết công khai thông tin người nộp thuế trên các phương tiện thông tin đối với các trường hợp có số nợ thuế lớn, đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn không nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1-7-2020; triển khai khoanh, xóa nợ đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo Luật Quản lý thuế./.
Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xây dựng phương án giảng dạy hiệu quả, phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19  (27/08/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc: 7 tháng 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 17%  (01/08/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc: Xuất khẩu giữ đà tăng trưởng  (29/06/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch  (28/06/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển