Hoàn thiện các cơ chế để thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới
TCCS - Ngày 26-5-2023, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàn thiện các cơ chế để thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới”.
Dự hội thảo có các đồng chí: Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng; GS, TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập, phụ trách Tạp chí Cộng sản; lãnh đạo một số địa phương trong cả nước,…
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, việc thành phố Đà Nẵng được lựa chọn là địa phương tổ chức hội thảo là cơ hội tốt để Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lắng nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương về các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới. Kết quả của hội thảo sẽ cung cấp những luận cứ quan trọng mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc; là cơ sở, tiền đề phục vụ công tác tham mưu, đề xuất với Trung ương về phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới; góp phần tổng kết 40 năm đổi mới, sửa đổi và bổ sung Cương lĩnh chính trị, phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng ở nhiều tỉnh, thành, các cơ quan, đơn vị trong cả nước. Cụ thể, vi phạm về các nguyên tắc tập trung dân chủ có 214 tổ chức đảng, chiếm 24,6% số tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật. Đảng viên vi phạm bị kỷ luật về nguyên tắc tập trung dân chủ có 3.943 trường hợp, chiếm 7,1% tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật. Phần lớn các vụ việc vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng xuất phát từ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện và chấp hành nguyên tắc này.
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nhận diện chính xác và kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; bảo đảm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới; góp phần tổng kết 40 năm đổi mới, sửa đổi và bổ sung Cương lĩnh, phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Bộ Chính trị đã giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì đề tài “Hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới”.
Hội thảo có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ, giúp Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.04.10/21-25 có thêm cơ sở lý luận, thực tiễn, tham mưu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Chính trị định hướng, hoàn thiện cơ chế trong thời gian tới.
Tại hội thảo, có 11 ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm thực tiễn qua việc thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, đề xuất những giải pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ chế để thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới. Cụ thể, các đại biểu đã thảo luận làm rõ nội dung các cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, như đảng viên trong vai trò thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của tổ chức đảng, lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong việc ban hành nghị quyết và thể chế hóa nghị quyết của Đảng, trong công tác cán bộ của Đảng; nguyên tắc tập trung dân chủ với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ… Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung thảo luận đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới, như: Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng; hoạt động lãnh đạo của Đảng, trong thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của đảng viên; của tổ chức cơ sở đảng, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; trong công tác cán bộ…
Kết luận hội thảo, GS, TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, góp phần làm rõ các vấn đề quan trọng về cơ chế để thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới; nêu rõ thực trạng cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và những giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới. Những ý kiến của các đại biểu tại hội thảo là chất liệu, cơ sở để ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục nghiên cứu, tham mưu và góp thêm ý kiến giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị định hướng, hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiệu quả hơn trong thời gian tới./.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính vùng  (20/05/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Chức vụ càng cao thì trách nhiệm càng lớn  (28/04/2023)
Những thành tựu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra  (27/04/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đại diện cán bộ hưu trí cấp cao, các tướng lĩnh nghỉ hưu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng  (15/04/2023)
Kỳ họp thứ 28 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (14/04/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển